Quốc tế 16/05/2015 16:13

Những điều ít ai biết về nền kinh tế Trung Hoa

FICA - Trung Quốc có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thế nhưng, có một sự thật khó tin rằng, 30 triệu người dân nước này phải sống trong những hang động.

Phần lớn các nước tiên tiến và có sức ảnh hưởng nhất thế giới đều là những nước giàu có. Tuy nhiên, dù rất giàu, tại những nước này vẫn không thể tránh khỏi tình trạng chênh lệch giàu nghèo và các vấn đề xã hội phát sinh. Điều này cho thấy, giàu nhất không có nghĩa là tốt nhất.

 

Trung Quốc là một quốc gia điển hình cho sự so sánh trên. Hầu hết thời gian trong hai nghìn năm qua, nền kinh tế Trung Hoa luôn phát triển vững mạnh nhất và cũng phức tạp nhất trên thế giới, thể hiện qua những chu kỳ hưng thịnh và suy thoái.

 

Mới đây, trang Business Insider đã liệt kê ra 11 điều ít ai biết về quốc gia này.

 

Có thể thấy, là một đất nước có nền kinh tế giàu thứ hai thế giới, dân số đông bậc nhất thế giới, thế nhưng, có một sự thật rất khó tin rằng, 30 triệu người dân Trung Quốc đang phải sống trong những hang động.

 

Thêm vào đó, quốc gia này có diện tích lớn thứ 4 thế giới với diện tích gần 9,6 triệu km2 và trải dài trên 4 múi giờ, song hiện nay, Trung Quốc chỉ áp dụng một múi giờ duy nhất lên toàn bộ lãnh thổ. Tất cả đều theo múi giờ chuẩn của thành phố Bắc Kinh (GMT +8).

 

Một thống kê vào năm ngoái còn cho thấy, Trung Quốc sản xuất và sử dụng 60% lượng xi măng của thế giới. Trong 3 năm gần đây nhất, lượng xi măng Trung Quốc sử dụng (6,6 triệu tấn) thậm chí còn lớn gấp rưỡi lượng xi măng cả nước Mỹ tiêu thụ trong thế kỷ 20 (4,5 triệu tấn). 

 

Ngoài ra, đất nước Trung Hoa này còn là quốc gia sản xuất than đá lớn nhất thế giới với hơn 3 tỷ tấn mỗi năm, bằng 46% tổng sản lượng thế giới. Các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đã tìm đường khai thác than ở Australia, Việt Nam và một số quốc gia châu Phi.

 

Năm ngoái, ngành than đá Trung Quốc đã bị rơi vào tình trạng khủng hoảng khi gần 70% công ty khai thác than tại đây làm ăn đều thua lỗ. Khi ấy, các nhà sản xuất đã lên tiếng về việc tăng giá ngay trên thị trường nội địa, nhằm nỗ lực phục hồi giá than từ mức thấp nhất trong bảy năm qua.

 

Tuy nhiên, các cuộc thương thảo thường niên về giá mới đối với các nhà máy nhiệt điện, khách hàng chủ chốt mua than đá, lại đứng bên bờ vực của sự thất bại. Điều này đã đặt ra thách thức lớn đối với "sức khỏe" kinh tế của các khu vực vốn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này.

 

Theo Duy Duy (Tổng hợp)

Báo Đất Việt

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *