Quốc tế 23/09/2019 08:33

Nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với “mối đe dọa tay ba”, cuộc chiến thương mại chỉ là một phần của câu chuyện

Mức độ tăng trưởng 6,2% trong quý hai của Trung Quốc là tốc độ chậm nhất kể từ khi bắt đầu cuộc báo cáo số liệu hàng quý. Ước tính mức độ tăng trưởng kinh tế sơ bộ quý ba là từ 6% đến 6,5%, đây được coi là mức dự báo thấp nhất từ trước tới nay.

REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Tốc độ tăng trưởng kinh tế sơ bộ quý III của Trung Quốc chậm nhất từ trước tới nay. Và một mối đe dọa tay ba về các yếu tố phát triển thậm chí có thể sẽ khiến cho nền kinh tế của đất nước này bị suy thoái mạnh hơn

Nền kinh tế của một cường quốc Châu Á – Trung Quốc đang tiến tới mức tăng trưởng chậm nhất trong nhiều thập kỉ.

Mức độ tăng trưởng 6,2% trong quý hai của Trung Quốc là tốc độ chậm nhất kể từ khi bắt đầu cuộc báo cáo số liệu hàng quý. Ước tính mức độ tăng trưởng kinh tế sơ bộ quý ba là từ 6% đến 6,5%, đây được coi là mức dự báo thấp nhất từ trước tới nay.

“Mặc dù thị trường chứng khoán toàn cầu đã ổn định và các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ cũng đã được nối lại sau hai tháng gián đoạn nhưng nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những rắc rối từ nhiều lĩnh vực khác nhau”, nhà kinh tế trưởng của Viện nghiên cứu Nomura – Richard Koo đã viết trong một báo cáo vào hôm thứ Tư vừa qua.

Koo viết “Một phần sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đến từ khả năng cung cấp nguồn lao động giá rẻ hơn và quy quy mô lớn hơn so với các quốc gia công nghiệp khác trên thế giới. Tuy nhiên, bộ ba các mối đe dọa về những yếu tố làm suy giảm sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ loại những lợi thế về sản xuất của quốc gia này và dịch chuyển những phần đầu tư nước ngoài quan trọng sang nơi khác.”

Dưới đây là ba các mối đe dọa chính mà Koo đã nêu chi tiết và cách thức mà chúng làm tê liệt nền kinh tế Trung Quốc.

1. “Bẫy thu nhập bình quân” của người dân Trung Quốc

REUTERS/Bobby Yip

Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc là một làn sóng kinh tế mới cho gần 1,4 tỷ công dân nước này, điều đó đã khiến cho tiền lương cũng tăng lên. “Bẫy thu nhập bình quân” này sẽ gây nguy hiểm cho thị trường lao động vốn đang có mức chi phí thấp của Trung Quốc, khi người dân lao động yêu cầu mức thu nhập bình quân cao hơn, điều đó sẽ làm tăng chi phí cho các công ty nước ngoài đang hoạt động tại quốc gia này, và vì lợi ích sản xuất, họ phải chuyển hoạt động đến các quốc gia khác có nguồn lao động rẻ hơn..

Ở mức lương hiện tại, tỷ lệ hoàn vốn cho các nhà sản xuất Trung Quốc gần bằng với mức được tìm thấy ở các quốc gia sản xuất mới nổi như Việt Nam và Bangladesh. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể làm cho cuộc di chuyển của các công ty nước ngoài trở nên trầm trọng hơn và mang lại “những tác độc tiêu cực rất lớn cho Trung Quốc”

Theo Koo, mối đe dọa trên kết hợp với một rào cản khác đó là các sản phẩm của Trung Quốc sản xuất tại Mỹ và các thị trường khác đang phải đối mặt với vấn đề tiêu thụ có thể sẽ khiến cho việc đầu tư trong nước bị suy giảm.

2. Sự suy giảm dân số sắp diễn ra

China Stringer Network/Reuters

“Dữ liệu nhân khẩu học cho thấy dân số lao động của Trung Quốc đã bị thu hẹp vào đầu những năm 2010 và xu hướng bắt đầu sự sụt giảm dân số ròng sẽ bắt đầu vào năm 2032”, Koo viết.

Ông nói, “sự kết hợp giữa bẫy thu nhập bình quân và dự báo về sự suy giảm dân số là điều cực kì hiếm có, xảy ra đối với một quốc gia có sức mạnh kinh tế lớn như Trung Quốc”

“Chỉ riêng hai yếu tố này đã đặt ra một thách thức vô cùng khó khăn cho bất cứ quốc gia nào gặp phải, và giờ đây Trung Quốc không những phải đối mặt với hai yếu tố này mà họ còn phải đối phó với cả cuộc chiến thương mại do tổng thống Mỹ khởi xướng.”

3. Cuộc chiến tranh thương mai gay cấn

REUTERS/Fred Dufour/Pool; Alex Wong

Tranh chấp thương mại giữa hai siêu cường kinh tế của thế giới đã bước sang năm thứ hai. Ngoài vấn đề thuế quan bị trì hoãn và cam kết tiếp tục đàm phán thì hai quốc gia Mỹ, Trung vẫn không có nhiều tiến triển khởi sắc.

“Trung Quốc có thể đã quá nhanh chóng xoay vòng từ đầu tư nước ngoài sang đổi mới trong nước với kế hoạch Made in China 2025”, Koo nói, “và cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại cho các ngành sản xuất – lĩnh vực đã thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc một thời gian dài”.

“Nền kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ về bí quyết sản xuất mà còn về việc quảng cáo tiếp thị và bán hàng ở nước ngoài”, nhà kinh tế viết. “Xét trên góc độ đó, lẽ ra chính quyền Trung Quốc nên đối xử với nguồn vốn nước ngoài một cách tốt hơn”

Nếu Trung Quốc hy vọng sẽ phục hồi và giữ nguyên được nguồn đầu tư nước ngoài thì họ nên đi đến thỏa thuận thương mại với Tổng thống Trump trước cuộc bầu cử năm 2020 của Mỹ. Nếu Trump thua, “rất có khả năng sẽ có sự tách biệt giữ chính trị với các vấn đề thương mại”, ông nói

Thùy Dung

Theo Markets Insider

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *