Quốc tế 14/11/2014 17:00

Hội nghị Thượng đỉnh G20: chung mục tiêu nhưng có cùng hành động?

FICA - Hội nghị 20 nền kinh tế lớn nhất của thế giới dự kiến sẽ đưa ra kế hoạch nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào cuối tuần này tại Australia.

Mục tiêu chung của lãnh đạo G20 tại kỳ họp lần này là tăng nhịp độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu ổ định ở 2% từ nay đến năm 2018. Nhịp độ tăng trưởng này được cho là có khả năng duy trì sự phát triển toàn cầu, tạo việc làm và chống bất ổn.

 

Cùng chung mục tiêu và cùng hướng đến mục đích tăng trưởng để chống lại thách thức toàn cầu nhưng liệu kỳ họp G20 lần này các nhà lãnh đạo G20 có cùng chung hành động và gạt bỏ vấn đề dân tộc và quốc gia hay không?

 

Hội nghị G20 diễn ra tại Úc tháng 7/2014 mà không đạt được đột phá đáng kể nào

 

Trước thềm hội nghị, các thành viên G-20 đã đưa ra khoảng 1000 đề xuất cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 5 năm tới đến 2020. Trên cơ sở các đề xuất đó đã soạn thảo chương trình hành động để đối phó với các thách thức của toàn cầu như: xung đột, khủng bố, đối phó dịch bệnh và ảnh hưởng của thiên tai.

 

Reuter dẫn lời của Thủ tướng Australia Tony Abbott: “Trọng tâm của G20 này sẽ có sự tăng trưởng và việc làm. Bạn không thể có thịnh vượng nếu việc làm không được bảo đảm”.

 

Canberra đang thúc đẩy sự gia tăng trong các mục tiêu tăng trưởng toàn cầu là 2 phần trăm vào năm 2018 để tạo ra hàng triệu việc làm.

 

Theo Người đứng đầu Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) cho biết đã có hơn 1.000 sáng kiến chính sách của các quốc gia nhóm G20 đề xuất để tăng GDP toàn cầu 2,1%.

 

Bên cạnh các biện pháp về kích thích tăng trưởng toàn cầu, các Bộ trưởng G20 sẽ bàn về thỏa thuận chống trốn thuế của các công ty toàn cầu (TNCs). Các công ty toàn cầu như Google, Apple và Amazon.com đã trở thành một chủ đề nóng về trốn thuế và chuyển giá ở các nước trên thế giới. Các nước OECD cũng đưa ra hàng loạt sáng kiến, biện pháp để ngăn chặn các công ty sử dụng các biện pháp để chuyển giá, chuyển lợi nhuận sang các nước có thuế thu nhập thấp hơn.

 

Mặc dù có hàng nghìn kế hoạch,d ự định, nhưng kể từ các kỳ họp trước, những bất đồng nội tại của các nước G20 luôn đi ngược lại những dự định và cố gắng vì toàn cầu như đã đề ra. Nhiều kế hoạch của G20 đã bị phá bỏ.

 

Từ năm 2008, các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới đã có thể liên kết và có những nỗ lực chung để cùng nhau đối phó với khủng hoảng. Nhưng ngay sau khi tình hình trở nên ổn định hơn, một lần nữa, điều trước tiên họ lại phải chú ý đến lợi ích riêng của nước mình. Trong năm 2010, G-20 đã thỏa thuận để thực hiện những thay đổi trong hệ thống quản trị IMF và hệ thống hạn ngạch thương mại nhưng cuối cùng Quốc hội Mỹ cũng bác bỏ.

 

Phát biểu trên đài Tiếng nói nước Nga, ông Mikhail Delyagin, giám đốc Viện các vấn đề toàn cầu hóa của Nga nhận định: “Những ý tưởng và sáng kiến đưa ra tại G20 lần này là rất tốt nhưng cũng có khả năng G-20 không thể thực hiện thành công các quyết định đó, vì có nhiều khác biệt giữa các nước và việc duy trì lợi ích dân tộc đã và đang phủ bóng đen lên các nỗ lực của G20 suốt những kỳ họp trước đây”.

 

Chuyên gia Nga cũng phân tích: Làm sao có thể nói về tự do hóa thương mại, khi phần lớn các nước thành viên G-20 áp đặt trừng phạt chống thành viên khác - chống Nga? Trừng phạt làm sao có thể đóng góp vào tự do hóa thương mại? Thành ra lời nói là một chuyện, thực tế lại là ngược lại”.

 

Hiện, G-20 bao gồm các nước EU và 19 quốc gia gồm: Australia, Brazil, Anh, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản… Cùng với nhau, các quốc gia này chiếm hơn 85% GDP thế giới và 80% doanh thu thương mại toàn cầu. Hội nghị của G20 bao gồm các hội nghị thường niên cấp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương và hội nghị thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia G20.

 

G20 với sự có mặt đông đủ nhất của các nước lớn, những quyết định quan trọng và có ảnh hưởng toàn cậu đã và đang vượt qua những quyết sách của 7 nước giàu nhất thế giới G7 để có những đối sách và dẫn dắt nền kinh tế Thế giới vượt qua những thách thức toàn cầu hiện nay, nhất là Cuộc khủng hoảng Ucraina, dịch bệnh Ebola, vấn đề chống trợ cấp, trốn thuế và biến đổi khí hậu…

Nguyễn Tuyền

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *