Quốc tế 30/10/2014 07:25

Đường ống dẫn khí từ Myanmar khiến Trung Quốc lỗ “chổng vó“

Kể từ khi hoạt động vào tháng 7.2013, tuyến đường vận chuyển năng lượng dài 793 km đã vận hành dưới công suất thiết kế dẫn đến thua lỗ hàng năm ước tính 280 triệu USD.

Đường dẫn khí từ Myanmar qua Trung Quốc

Đường dẫn khí từ Myanmar qua Trung Quốc

 

Theo báo cáo của CNPC đăng vào tháng 7, đường ống vận chuyển 1,87 tỷ mét khối khí tự nhiên tới miền nam Trung Quốc và 60 triệu mét khối tiêu thụ nội địa ở Myanmar trong năm đầu tiên hoạt động. Khối lượng 2,47 tỷ mét khối khí được vận chuyển chỉ đạt 20% công suất thiết kế của đường ống vốn được thiết kế để truyền tải 12 tỷ mét khối mỗi năm. 

Theo báo cáo hàng năm của PetroChina - công ty con của CNPC, công ty nhập khẩu và bán 409 triệu mét khối khí đốt tự nhiên từ Myanmar trong năm 2013 với tổng số lỗ 420 triệu nhân dân tệ. Trong nửa đầu năm 2014, công ty bán 1,3 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên của Myanmar thua lỗ 1,3 tỷ nhân dân tệ. Do các chi phí giá thành PetroChina mất trung bình, mất 1 nhân dân tệ cho mỗi một mét khối khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Myanmar. 
 

Một số nhà quan sát Myanmar nghi ngờ rằng CNPC là công ty quốc doanh đã giữ mức vận chuyển thấp để thể hiện sự không hài lòng của Bắc Kinh với  Myanmar gần đây có chính sách chống Trung Quốc. Một số người ở Trung Quốc lại ám chỉ rằng thiệt hại tài chính là do chính phủ Myanmar cố tình gây ra để phục vụ lợi ích chiến lược của Mỹ chống Trung Quốc, bao gồm cả khả năng Mỹ ngăn chặn Trung Quốc nhập khẩu nhiên liệu tại eo biển Malacca trong bất kỳ kịch bản xung đột nào trong tương lai. 

Tất cả đều là thuyết âm mưu bỏ qua sự thật kém hiệu quả kinh tế của đường ống. Thị trường khí đốt tự nhiên nhập khẩu của Trung Quốc chưa bao giờ được một doanh nghiệp có lợi nhuận do trợ giá thấp hơn thị trường của chính phủ áp dụng nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Trong khi các công ty năng lượng nhà nước Trung Quốc nhận được một số trợ cấp thuế thì các công ty nhập khẩu hầu hết phải chịu tổn thất lớn về tài chính do sự chênh lệch giữa giá trong nước và quốc tế. 

Trong trường hợp của khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Myanmar, Dữ liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy giá nhập khẩu là khoảng 2,68 nhân dân tệ mỗi mét khối. Tuy nhiên giá gas ở Yuxi một thị trấn ở phía nam tỉnh Vân Nam, dao động từ 3,36 nhân dân tệ đến 4,7 nhân dân tệ mỗi mét khối. Chi phí vận chuyển thông qua đường ống chỉ ở Myanmar đã là 3 nhân dân tệ mỗi mét khối. Rõ ràng bài toán đơn giản cũng cho thấy sự thua lỗ chắc chắn.
 
Được thiết kế để tăng cường an ninh năng lượng quốc gia của Trung Quốc, gần như tất cả các dự án Trung Quốc đầu tư đường ống dẫn khí hoạt động ở nước ngoài đều thua lỗ. So với các đường ống khác của PetroChina, đường ống dẫn khí Trung-Myanmar không phải là duy nhất và cũng không phải là lỗ nhất. Kỉ lục thua lỗ thuộc về đường ống Trung Á-Trung Quốc. Trong năm 2013 và nửa đầu năm 2014, PetroChina nhập khẩu và bán được tổng cộng 41,5 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên từ Trung Á với tổng thiệt hại là 36 tỉ nhân dân tệ.
Khi những thua lỗ làm tăng áp lực từ các công ty năng lượng lên chính phủ Trung Quốc nhằm cải cách hệ thống giá khí đốt tự nhiên dựa trên thị trường nhiều hơn. Bắc Kinh rõ ràng là lo ngại rằng việc tăng giá khí mạnh mẽ có thể gây nguy hiểm cho danh tiếng của chính phủ và ổn định xã hội. Người dân đã quen với việc giá nhiên liệu thấp, trong khi ngành công nghiệp nói chung phản đối cải cách giá do lo ngại nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của họ. 
Giá trị chiến lược của việc duy trì các đường ống không hiệu quả kinh tế đã được cân nhắc. Các đường ống nhập khẩu cung cấp  khí đốt tự nhiên ổn định, mặc dù chi phí cao, được Bắc Kinh xem như biện pháp bảo vệ an ninh năng lượng quan trọng. Chúng cung cấp sự đa dạng hóa quan trọng của nguồn cung và các tuyến đường giao thông hiện tại của Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn nhiên liệu Trung Đông đi qua khu vực dễ tắc nghẽn và dễ dàng bị phong tỏa là eo biển Malacca. Đường ống dẫn khí Trung-Myanmar cũng được xem như là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho khu vực phía tây nam Trung Quốc.
Là nước xuất khẩu, Myanmar là không nghi ngờ về chi phí tài chính và chiến lược kém hiệu quả ban đầu của đường ống. Theo thỏa thuận của hai bên, các đường ống dẫn có nghĩa vụ phải cung cấp 20% của 12 tỷ mét khối công suất hàng cho Myanmar. Với khối lượng thấp như năm ngoái, Myanmar chỉ nhận được 60 triệu mét khối, tương đương khoảng 2,5% khối lượng được giao, thấp hơn con số 20% mà hợp đồng hứa hẹn.
Nỗi thất vọng về hoạt động của đường ống sẽ ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác trong hệ song phương giữa Myanmar và Trung Quốc. Vẫn còn khó đánh giá nhưng hoàn toàn có thể là Myanmar sẽ di chuyển gần hơn tới phương Tây và xa lánh Trung Quốc. 
 
Theo Thiên Hà 
Một thế giới/ Asiatimes
 
Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *