Quốc tế 24/09/2022 08:32

Đồng yên mất giá và hành động của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Mặc dù tăng trưởng kinh tế vẫn là ưu tiên trước nhất, tuy nhiên những biến động mạnh của JPY trên thị trường ngoại hối thời gian qua cũng khiến Ngân hàng trung ương Nhật Bản phải tiến hành can thiệp.

Lịch sử của đồng yên và sự ra đời của chính sách tiền tệ độc đáo

Trong những năm sau thế chiến thứ 2 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã phải trải qua khoảng thời gian tăm tối nhất trong lịch sử nước này. Đất nước lạc hậu và gặp phải vô số thách thức. Ở thời điểm đó, GDP tăng trưởng chậm kết hợp với lạm phát siêu cao đã khiến đồng nội tệ Nhật Bản suy yếu trầm trọng.

Tuy nhiên, sau khi trải qua thời kỳ đen tối đó, Nhật Bản đã dần trở thành cường quốc kinh tế, có tiếng nói quan trọng trong các kỳ họp đại hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, bên cạnh đó nghiễm nhiên có một ghế của thành viên thường trực.

Dẫu vậy thì vào những năm 2008-2010 khủng hoảng bùng nổ, kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng khó khăn một lần nữa. Tình trạng giảm phát (lạm phát âm, tăng trưởng GDP giảm) xuất hiện do tốc độ già hóa dân số tăng kết hợp với tỷ lệ sinh tự nhiên thấp, nguồn lao động trong nước không có.

Lạm phát bản chất có 2 loại chính đó là lạm phát tự nhiên và lạm phát do ngân hàng trung ương hay chính phủ mong muốn tạo ra để thúc đẩy tăng trưởng GDP, qua đó thúc đẩy tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền tệ. Khi lạm phát không xuất hiện theo đúng như những gì người ta mong muốn và kinh tế tăng trưởng âm, có nghĩa là nền kinh tế đang gặp vấn đề.

Đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời của sự kết hợp 2 công cụ chính sách tiền tệ: Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing) và Kiểm soát đường cong lợi suất (Yield curve control).

Hiểu một cách đơn giản, khi nền kinh tế suy yếu, chính phủ ngoài việc thực hiện bơm thêm tiền ra nền kinh tế để thúc đẩy chi tiêu thì ngân hàng trung ương còn có nhiệm vụ là mua trái phiếu chính phủ ở mức có kiểm soát để giúp lãi suất đi vay trên thị trường giữ nguyên ổn định, giúp cho doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn. Thậm chí là đưa lãi suất thực về mức âm (cho thêm tiền khi vay).

Ngân hàng trung ương Nhật bản (BoJ) đã làm gì thời gian qua?

ĐỒNG YÊN MẤT GIÁ, NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG NHẬT BẢN LÀM GÌ? - 1

Dễ thấy trên thị trường quốc tế, đồng yên Nhật (JPY) đã mất giá tương đối nhiều chỉ trong năm nay do 2 nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, chính sách tiền tệ phân kỳ của BoJ: Trong khi các nước khác cố gắng giữ cho đồng nội tệ không mất giá trước đồng USD bằng việc tăng lãi suất, bên cạnh đó là kiềm chế lạm phát do giá năng lượng tăng (chi phí đẩy) thì Nhận Bản lại theo đuổi chính sách đồng JPY yếu để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Khi đồng JPY yếu và lãi suất cho vay thấp, đồng nghĩa với việc chi phí đi vay sẽ rẻ hơn so với các đồng tiền khác - qua đó hỗ trợ đầu tư sản xuất ở trong nước. Ngoài ra JPY yếu cũng giúp cho các nhà xuất khẩu từ Nhật Bản được lợi. Từ đó cho thấy JPY thực sự là đồng tiền cấp vốn.

Thứ hai, mục tiêu tăng trưởng khác nhau: Nhật Bản gần như là nước duy nhất không chịu ảnh hưởng bởi bất ổn kinh tế toàn cầu vì bản chất tăng trưởng kinh tế nước này thực sự đã chậm lại tương đối nhiều. 

ĐỒNG YÊN MẤT GIÁ, NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG NHẬT BẢN LÀM GÌ? - 2

Trong thời điểm trước Covid-19, các nước khác tăng trưởng thì Nhật Bản lại gặp khó. Khi đại dịch diễn ra, cả Nhật Bản và các nước khác đều gặp khó khi không thể sản xuất và phải đóng cửa nền kinh tế. Hậu Covid-19, Nhật Bản lại dễ thở hơn khi nước này đã có một nền lạm phát quá thấp và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cực thấp, vậy nên việc phá giá JPY là việc cần làm.

ĐỒNG YÊN MẤT GIÁ, NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG NHẬT BẢN LÀM GÌ? - 3

Đồng yên sẽ đi về đâu thời gian tới?

Mặc dù tăng trưởng kinh tế vẫn là ưu tiên trước nhất, tuy nhiên những biến động mạnh của JPY trên thị trường ngoại hối thời gian qua cũng khiến Ngân hàng trung ương Nhật Bản phải tiến hành can thiệp. Thống đốc BoJ Kuroda đã đưa ra phát biểu rằng họ sẽ kiểm soát trở lại đối với đồng yên sau khi Fed thực hiện tăng lãi suất.

Phó Bộ trưởng Tài chính về Đối ngoại, ông Masato Kanda, phát biểu trong ngày 22/9 rằng, Nhật Bản quyết định can thiệp vào thị trường ngoại hối để hạn chế xu hướng mất giá của đồng nội tệ. Đồng JPY ngay lập tức tăng 1,1% so với USD.

Rất hiếm khi BoJ thực hiện can thiệp bởi Nhật Bản vẫn còn đang bị chỉ trích là phá giá đồng nội tệ để có lợi thế thương mại quốc tế trong việc xuất khẩu. Lần cuối cùng BoJ thực hiện hành động này là vào năm 1998 - khoảng thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á - khi đó tỷ giá USD/JPY đạt mức 146 và mới đây nhất là động thái can thiệp vào năm 2011 khi tỷ giá lên mức 130.

Chưa có câu trả lời nào rõ ràng về việc Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ tiếp tục can thiệp mạnh tay hơn, nhưng những động thái thời điểm hiện tại cho thấy phá giá đồng nội tệ quá mức cũng không phải là một hướng đi thực sự khôn ngoan.

Thắng Vũ

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *