Quốc tế 26/07/2020 15:53

Đồng USD có nguy cơ sụp đổ bởi những khoản nợ nần

Gói kích thích mới trị giá ít nhất 1 nghìn tỷ USD có thể sẽ cứu viện được hàng triệu người Mỹ trong đại dịch, nhưng có thể làm tăng rủi ro ổn định tài chính.

The coronavirus pandemic has put additional pressure on the US dollar, driving it on Thursday to its lowest level since September 2018. Photo: Reuters

Đại dịch Covid-18 đã gây thêm áp lực lên đồng USD, đẩy giá trị của nó xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2018 vào hôm thứ  5 vừa qua. Ảnh: Reuters

Theo một cựu giám đốc điều hành cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc Mỹ dự kiến sẽ tăng gấp đôi các biện pháp kích thích tài khóa để giảm thiểu thiệt hại kinh tế từ đại dịch Covid-19 và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh mẽ có thể sẽ khiến niềm tin vào đồng USD bị mất đi.

Zhu Min, từng là phó giám đốc điều hành của IMF từ năm 2011 đến năm 2016, cho biết vị trí của đồng USD có nguy cơ bị xói mòn vì nợ chính phủ Mỹ.

Hiện nay, Quốc hội Mỹ đang xem xét một vòng cứu trợ mới để hỗ trợ nền kinh tế đất nước, có khả năng chính phủ Mỹ sẽ tiêu tốn ít nhất 1 nghìn tỷ USD để thực hiện điều này. Các nhà lãnh đạo của Hạ viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo và Thượng viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo sẽ phải đạt được thỏa hiệp về các dự luật riêng biệt, với việc Nhà Trắng đã thông qua gói 3 nghìn tỷ USD, trong khi Thượng viện dự kiến sẽ thông qua dự luật nhỏ hơn khoảng 1 USD nghìn tỷ trong những ngày tới.

Ông Zhu, hiện đang là viện trưởng của Viện nghiên cứu tài chính quốc gia tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh cho hay: “Việc đồng USD có khả năng sụt giảm 30% giá trị trong tương lai không phải là điều quan trọng nhất, mà vấn đề ta cần phải chú ý ở đây là: Liệu sẽ có một sự kiện nổ tung gây mất niềm tin đột ngột vào đồng USD và sự sụp đổ của thị trường đồng USD hay không ?”

Đồng thời, các công ty đã trở nên dễ bị tổn thương hơn rất nhiều so với trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vì môi trường lãi suất thấp đã thúc đẩy mạnh việc vay nợ của các công ty.

Mặc dù việc nới lỏng các điều kiện tài chính của cục dự trữ liên bang Mỹ đã mang lại thành công trong việc ngăn chặn sự suy giảm thêm của nền kinh tế Mỹ, nhưng các công ty vẫn có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản bởi họ phải thích nghi với nhiều quy tắc mới và tiếp tục công việc của mình đi kèm với việc thực hiện các biện pháp cách ly xã hội vì cuộc khủng hoảng Covid-19 đã tồn tại lâu hơn dự kiến.

Theo ông Zhu: “Nếu một công ty lớn phá sản và do đó dẫn tới sự gia tăng tỷ lệ vỡ nợ của các công ty thì sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng nợ. Và khi đó, khủng hoảng tài chính chắc chắn sẽ xảy ra.”

Mỹ từ lâu đã trở thành người cho vay hàng đầu thế giới đối với những quốc gia yêu thích việc mua trái phiếu bằng đồng USD. Điều này đã cung cấp cho Mỹ những đặc quyền của người cho vay để tạo ra những khoản nợ công tăng vọt. Các quỹ đầu tư quốc tế luôn đầu từ vào tài sản bằng đồng USD bởi họ cho rằng đây là loại tiền tệ an toàn nhất.

Thật vậy, nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với đồng USD, cổ phiếu và trái phiếu đã tăng mạnh vào đầu năm nay trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, đẩy giá trị đồng USD lên mức cao nhất trong ba năm qua vào tháng 3 vừa rồi.

Các số liệu gần đây nhất từ hệ thống Swift cho thấy tiền tệ của Mỹ vẫn đang được sử dụng rộng rãi nhất trong các giao dịch quốc tế, chiếm 40,33% lưu lượng truy cập trên hệ thống thanh toán quốc tế Swift.

Nhưng vai trò toàn cầu của đồng USD đang dần trở nên phức tạp khi Mỹ tham gia vào cuộc đấu tranh địa chính trị với Trung Quốc.

Michael Every, một chiến lược gia toàn cầu tại Rabobank,  đã nói rằng: “Việc Mỹ sử dụng chính sách tiền tệ để đối phó với thâm hụt công có thể sẽ mang đến sự sụp đồ quyền bá chủ tiền tệ của đồng USD khi mọi người mất niềm tin vào nó.”

Steven Englander, người đứng đầu toàn cầu về nghiên cứu tiền tệ G10 và chiến lược vĩ mô Bắc Mỹ tại Standard Chartered Bank New York cho biết, khối lượng dự trữ toàn cầu của đồng USD sụt giảm trong hai thập kỷ qua do tỷ lệ dự giữ đồng USD của Trung Quốc giảm đi và việc bán đồng USD của các nhà quản lý dự trữ.

Theo Englander, khi thị trường tài chính thế giới ổn định, đồng USD không có nhiều tác dụng nếu nó chỉ được dùng như một loại tài sản dự trữ. Bởi vậy, nếu thanh khoản không còn cần thiết, số dư USD không cần thiết sẽ được đưa trở lại thị trường và giá trị đồng USD khi đó sẽ bị giảm.

Một đợt bán tháo đồng USD so với các loại tiền tệ lớn vẫn đang tiếp diễn kể từ tháng 3 vừa qua và vào hôm thứ 5, giá trị đồng USD đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2018.

Thùy Dung

Theo SCMP

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *