Quốc tế 18/11/2014 10:41

Điều kiện sản xuất của Nga chìm sâu

FICA - Chỉ số tổng hợp sản lượng tương lai của Nga chìm sâu đến mức thấp mới trong tháng 10 do kỳ vọng của lĩnh vực dịch vụ yếu nhất kể từ tháng 12/2008. Các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ cho biết các bất ổn về chính trị và kinh tế trong tháng đã khiến cho họ rất lo ngại.

Theo báo cáo Chỉ số phát triển kinh tế tại các thị truờng mới nổi của HSBC (EMI) vừa được Ngân hàng HSBC công bố, chỉ số này đã giảm từ mức 52,5 điểm của tháng trước xuống còn 51,5 điểm trong tháng này, cho thấy tăng trưởng sản lượng yếu đi tại khắp các thị trường mới nổi trên thế giới. 


Thời kỳ phát triển chung hiện nay đã kéo dài đến tháng thứ 15, nhưng mức tăng mới nhất cũng có tốc độ tăng yếu nhất kể từ tháng 5/2014. Đà tăng trưởng chậm lại kể từ đầu quý IV do ngành dịch vụ phát triển chậm lại và tăng trưởng các hoạt động của ngành cũng chậm lại kể từ sau mức cao 19 tháng liên tiếp vào tháng 9 vừa rồi. 


Bốn thị trường mới nổi lớn nhất đều đạt sản lượng thấp trong tháng 10. Cụ thể, Trung Quốc có mức phát triển yếu nhất kể từ tháng 7, trong khi tốc độ tăng trưởng tại Ấn Độ đã chậm đến mức thấp tháng thứ 5 liên tiếp. Còn các doanh nghiệp tư nhân tại Brazil cho biết sản lượng sụt giảm lần thứ 6 trong vòng 7 tháng, với tốc độ sụt giảm nhanh nhất kể từ tháng 5/2009. Và cuối cùng, sản lượng tại Nga cũng giảm lần đầu tiên trong vòng 5 tháng. Chỉ số tổng hợp sản lượng tương lai của Nga chìm sâu đến mức thấp mới trong tháng 10 do kỳ vọng của lĩnh vực dịch vụ yếu nhất kể từ tháng 12/2008. Các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ cho biết các bất ổn về chính trị và kinh tế trong tháng đã khiến cho họ rất lo ngại.


Tăng trưởng đơn hàng mới tại khắp các thị trường mới nổi trên thế giới vẫn ở dưới mức yếu trong tháng 10 và có tốc độ yếu nhất trong 5 tháng qua. Lượng công việc tồn đọng giảm tháng thứ 4 liên tiếp và tăng trưởng việc làm vẫn ở mức nhẹ.


Trong khi đó, với áp lực lạm phát ở mức vừa phải trong tháng 10, tốc độ tăng giá cả đầu vào đã được kiềm chậm nhất kể từ tháng 6/2013, trong khi giá cả đầu ra giảm nhẹ lần đầu tiên trong vòng 7 tháng.


Theo nhận xét của Chuyên gia kinh tế trưởng của Markit - Chris Williamson, “Tăng trưởng tại các thị trường mới nổi vẫn ở mức đáng thất vọng. Việc tiếp tục mất đà tăng trưởng cho thấy tốc độ phát triển kinh tế yếu nhất kể từ tháng 5. Tăng trưởng các đơn hàng mới chậm cũng tác động không tốt cho tăng trưởng, báo trước rằng tăng trưởng sẽ trượt đến gần mức trì trệ trong những tháng tới. Điều đó cho thấy dường như có rất ít khả năng về bất kỳ thay đổi nào của viễn cảnh kinh tế tại các thị trường mới nổi như những gì đã thấy trong hơn một năm rưỡi qua, trong lúc đó tăng trưởng kinh tế chung tại các thị trưởng mới nổi chậm lại là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế thế giới.”


Ngoài ra, chuyên gia Chris cũng cho rằng, “Các khảo sát đang chỉ báo sức phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi gần như rất khó khăn để đạt hơn mức 5% trong quý IV, điều này hoàn toàn trái ngược với mức tăng trưởng hai con số quen thuộc mà chúng ta đã từng thấy trước khi khủng hoảng tài chính xảy ra. Dù chúng ta đã nghĩ vẫn có một số điểm tích cực, ít nhất là điều kiện kinh tế ổn định tại một số quốc gia nhưng cảm giác bất an vẫn bao trùm lên khắp các nền kinh tế mới nổi lớn nhất trên thế giới. Kinh tế Brazil tiếp tục sụt giảm thêm một quý nữa, khảo sát PMI cho thấy điều kiện kinh doanh suy giảm nhất trong vòng chỉ hơn hai năm, và kinh tế Nga cũng trượt vào sụt giảm trở lại lần đầu tiên trong vòng năm tháng. Trong khi đó, tăng trưởng tại Trung Quốc và Ấn Độ giảm một cách đáng lo ngại xuống đến gần mức trì trệ. Có lẽ tình hình kinh tế tại Mexico là sáng nhất trong nhóm khi các nhà sản xuất tại đây có vẻ được hưởng lợi từ sức phát triển mạnh mẽ tại khắp các quốc gia còn lại trong khu vực Bắc Mỹ.”


Bích Diệp

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *