Quốc tế 13/07/2020 06:46

Covid-19 và thương chiến khiến 95% các công ty Mỹ từ chối hợp tác với Trung Quốc

Một cuộc thăm dò của Qima với 200 công ty trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho thấy 95% các công ty Mỹ trong cuộc khảo sát dự định thay đổi các nhà cung cấp Trung Quốc.

China’s industrial base has recovered strongly from its coronavirus shutdown in the first two months of the year, while many alternative markets are still struggling to contain their outbreaks and return to work. Photo: EPA-EFE

Cơ sở công nghiệp Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19, trong khi nhiều thị trường thay thế khác vẫn đang phải vật lộn để ngăn chặn sự bùng phát của chúng và trở lại hoạt động. Ảnh: EPA-EFE

Nghiên cứu mới cho thấy, việc các công ty đối tác của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi hai năm thuế quan trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cùng những hậu quả của đại dịch Covid-19 và nhiều lo lắng về mối quan hệ Mỹ-Trung đang sụp đổ đã khiến đại đa số các công ty Mỹ tìm cách chuyển cơ sở sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc.

Nhưng trong bối cảnh phần lớn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thế giới vẫn đang bị đóng băng và chỉ có một số ít thị trường có thể cạnh tranh được với Trung Quốc về chi phí và chất lượng, các chuyên gia tìm kinh tế đã đưa ra cảnh báo rằng việc các công ty Mỹ chuyển đổi cơ sở sản xuất của họ là một điều không hề dễ dàng.

Một cuộc thăm dò khảo sát 200 công ty với chuỗi cung ứng toàn cầu được thực hiện bởi các chuyên gia tìm nguồn cung Qima vào tháng 6 cho thấy 95% số công ty Mỹ được khảo sát đã lên kế hoạch thay đổi các nhà cung cấp Trung Quốc của họ, do sự hợp lưu của tổng thể các vấn đề hiện tại và sự không chắc chắn của mô hình giao dịch trong tương lai.

Cuộc khảo sát tương tự cũng cho thấy gần một nửa số công ty được khảo sát trong Liên minh Châu Âu EU đã có kế hoạch thay đổi các nhà cung cấp Trung Quốc ngay lập tức, điều này cho thấy mấu chốt của vấn đề là nằm ở sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Thực chất, xu hướng thay đổi này đã diễn ra từ những năm trước vì nhiều công ty đã tìm kiếm các lựa chọn thay thế để có mức chi phí sản xuất thấp hơn so với Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát vừa qua đã cho thấy có sự gia tăng mạnh về nhu cầu của các công ty lớn của Mỹ đối với hàng hóa không được sản xuất tại Trung Quốc, vì mối quan hệ giữa hai siêu cường thế giới đã chuyển từ xấu sang mức tồi tệ nhất.

Điều trớ trêu ở đây là các cơ sở công nghiệp của Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau khi đóng cửa bởi Covid-19 trong hai tháng đầu năm, trong khi nhiều thị trường thay thế khác thì vẫn đang phải vật lộn để ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19 và hoạt động trở lại.

Vậy nếu di dời cơ sở sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc thì các công ty sẽ tìm đến thị trường nào, trong khi đại dịch Covid-19 vẫn đang tác động sâu rộng đến nhiều nơi trên thế giới.

Simon Archer Perkins, giám đốc điều hành tại ET2C International, một công ty tìm nguồn cung ứng và mua sắm cho biết: “Chúng tôi đã giúp đỡ các khách hàng của mình, chủ yếu là các công ty Mỹ tiếp tục phát triển trong hai năm qua. Những căng thẳng gần đây và Covid-19 chắc chắn đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng thay đổi nhà cung cấp Trung Quốc. Hiện tại, vấn đề cần phải tập trung và ưu tiên ngay lập tức đó chính là là tiếp cận các nhà cung ứng mới.”

Julien Brun, đối tác quản lý có trụ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh tại CEL Consulting, cố vấn chuỗi cung ứng, cho biết các công ty lớn như Apple, Samsung và Nintendo đã đẩy mạnh việc chuyển năng lực sản xuất lớn của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam – đây là một khu vực cũng đang bắt đầu phục hồi rất mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng những động thái như vậy cũng mang đến nhiều thách thức đối với các công ty nhỏ hơn, đặc biệt là vào thời điểm này.

Theo ông Brun, nhiều công ty muốn chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhưng có rất nhiều rào cản vì điều này sẽ mất nhiều thời gian - việc tìm kiếm các nhà cung cấp có thể là một cơn ác mộng và việc xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ cũng là cả một vấn đề.

Một mặt khác, các nghiên cứu của Qima trong các báo cáo khác cho thấy các doanh nghiệp đang hoạt động tại Trung Quốc đã trở nên mệt mỏi về thuế quan và điều đó làm gián đoạn hoạt động của họ.

Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải cũng đã nhận ra rằng 74,9% thành viên cho biết việc tăng thuế đối với cả hai bên Mỹ - Trung đang mang lại tác động rất tiêu cực đến các doanh nghiệp của họ.

Trong khi đó, hơn 40% các công ty đã hoặc đang xem xét việc di dời các cơ sở sản xuất của mình ra bên ngoài Trung Quốc - một xu hướng khác để thay đổi chiến lược tìm nguồn cung ứng, điều này cũng cho thấy tâm trạng chung của các công ty Mỹ.

Hans Till, một nhà tư vấn tìm nguồn cung ứng ở Hồng Kông, xác nhận rằng ông đã nhận được nhiều yêu cầu hơn từ các công ty Mỹ để tìm giải pháp thay thế cho Trung Quốc, nhưng ông đưa ra cảnh báo rằng việc đó không hề đơn giản.

Ngược lại, Alan Scanlan, người sáng lập của Newlands Source – một công ty chuyên tìm nguồn cung ứng có trụ sở tại Hồng Kông, cho hay ông không nhận được bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến việc thay thế nhà cung ứng Trung Quốc từ các khách hàng Mỹ của mình, vì nhiều công ty trong số đó đang bị khóa và không đặt mua bất cứ thứ gì.

Tuy nhiên, Scanlan cũng đưa ra quan điểm rằng việc thay đổi các nhà cung ứng sẽ mất rất nhiều thời gian, bạn cần tìm nguồn hàng của một nhà máy và sau đó lấy mẫu, đó là một quy trình phức tạp có thể mất từ ​​6 đến 12 tháng.

Mặt khác, một số chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất và tìm nguồn cung ứng lại  bày tỏ sự ngạc nhiên về việc nhiều công ty Mỹ đang tìm cách chuyển ra khỏi Trung Quốc vì theo họ, các công ty hoạt động tại Trung Quốc đang có được rất nhiều lợi ích lớn.

Fabien Gaussorgues, giám đốc điều hành của công ty cung ứng và chuỗi cung ứng Sofeast, có trụ sở tại Thâm Quyến, cho biết ông đã bị các khách hàng tiềm năng của Mỹ ồ ạt tìm đến kể từ khi Mỹ đi vào tình trạng đóng băng bởi Covid-19, ông cho hay, rất nhiều người muốn phát triển sản phẩm mới ở Trung Quốc.

Fabien Gaussorgues nói rằng: “Những điều này hoàn toàn vượt qua cả sự mong đợi của tôi và tôi thực sự không thể giải thích được - tôi đang thấy có rất nhiều dự án của Mỹ xây dựng tại Trung Quốc, thậm chí còn hơn cả Châu Âu. Bất kể Tổng thống Donald Trump có nói gì đi nữa thì nếu nhiều công ty nhỏ không có ngân sách lớn nhưng vẫn muốn sản xuất sản phẩm mới, họ vẫn sẽ tìm đến Trung Quốc.”

Thùy Dung

Theo SCMP

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *