Quốc tế 02/04/2020 13:27

Các cuộc ly hôn tại Trung Quốc tăng mạnh sau đại dịch - lời cảnh báo cho phần còn lại của thế giới

Hồ sơ ly hôn tại Trung Quốc đã bắt đầu tăng lên vào tháng 3 khi các cặp đôi thực hiện việc cách ly tại nhà.

Description: relates to China’s Divorce Spike Is a Warning to Rest of Locked-Down World

Thành phố Xian, miền trung Trung Quốc và Dazhou, tỉnh Tứ Xuyên, cả hai đều báo cáo số lượng hồ sơ ly hôn cao kỷ lục vào đầu tháng 3.

Khi virus corona hoành hành khắp Trung Quốc, cô Wu, một bà nội trợ ở độ tuổi 30 ở miền nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đã trải qua gần hai tháng cách ly xã hội cùng với người bạn đời không có việc làm của mình. Trong thời gian ở nhà, Wu đã chọn ra một danh sách những điều gây khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của mình, bao gồm tiền (quá ít), thời gian sử dụng TV và điện thoại thông minh (quá nhiều), và việc nhà và chăm sóc con cái (không được chia đều). Một điều khó chịu đặc biệt là chồng cô có thói quen lôi kéo hai đứa con của họ chơi trò chơi vào buổi tối khi chúng chuẩn bị đi ngủ. Cô ấy nói: “anh ấy là người gây rắc rối trong nhà. Tôi không muốn chịu đựng nữa. Chúng tôi đã đồng ý ly hôn và việc tiếp theo là tìm luật sư.”

Mặc dù Trung Quốc chỉ công bố số liệu thống kê trên toàn quốc về tỷ lệ ly hôn hàng năm, nhưng những báo cáo từ các thành phố khác nhau cho thấy sự bất ổn đã gia tăng vào tháng 3 khi các cặp đôi bắt đầu phát sinh mâu thuẫn sau nhiều tuần ở nhà do chính phủ thực hiện các biện pháp đóng băng nền kinh tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Sự cố bạo lực gia đình cũng nhân lên. Xu hướng này có thể là một cảnh báo đáng ngại cho các cặp vợ chồng ở những nơi khác đang trong giai đoạn đầu cô lập ở nhà: Nếu sự vắng mặt khiến trái tim trở nên mơ hồ, điều ngược lại có thể đúng với các cặp đôi khi họ có quá nhiều thời gian dành ở gần bên nhau.

Thành phố Xian, miền trung Trung Quốc và Dazhou, tỉnh Tứ Xuyên, cả hai nơi đều báo cáo số lượng hồ sơ ly hôn cao kỷ lục vào đầu tháng 3 khiến cho các hồ sơ bị chất đống tại các văn phòng chính phủ mà tới giờ vẫn chưa đc giải quyết hết. Theo một báo cáo vào giữa tháng 3 trên trang web của chính quyền thành phố Hồ Nam, các nhân viên tại văn phòng tiếp nhận hồ sơ ly hôn thậm chí còn không có thời gian để uống nước vì rất nhiều cặp vợ chồng xếp hàng để nộp hồ sơ. Những người thư ký phải cố gắng xoay xở để có thể theo kịp công việc, xử lý một số lượng hồ sơ ly hôn kỷ lục trong một ngày. Giám đốc trung tâm đăng ký ly hôn thành phố, Yi Xiaoyan, đã nói: “Các vấn đề tầm thường trong cuộc sống đã dẫn đến sự leo thang của các cuộc xung đột, và cách cư xử giao tiếp kém giữa các cặp đôi đã khiến mọi người thất vọng trong hôn nhân và đưa ra quyết định ly hôn.”

Luật sư ly hôn Thượng Hải, Steve Li tại Công ty luật Gentle & Trust cho biết, các vụ kiện ly hôn của anh đã tăng 25% kể từ khi khóa thành phố bị khóa chặt vào giữa tháng 3. Ngoại tình từng là lý do số 1 khiến khách hàng xuất hiện trước cửa văn phòng của anh, anh nói thêm rằng người dân thường có thời gian để có những cuộc tình ngoài luồng khi họ không ở nhà. Giống như Giáng sinh ở phương Tây, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc có thể làm căng thẳng mối quan hệ trong gia đình.

Khi virus corona tấn công Trung Quốc vào cuối tháng 1 - vào đêm trước kỳ nghỉ Tết nguyên đán, các cặp vợ chồng ở nhiều thành phố đã phải chịu đựng thêm hai tháng bị mắc kẹt dưới cùng một mái nhà, đôi khi có cả gia đình mở rộng (gồm cha mẹ và vợ chồng con cháu sống chung cùng nhau). Đối với nhiều người thì nó là sự chịu đựng khó khăn. Càng nhiều thời gian họ dành cho nhau, họ càng ghét nhau hơn, Li nói về những trường hợp mới của mình. “Mọi người đều cần không gian riêng. Điều này không chỉ đúng với các cặp vợ chồng mà còn đúng với tất cả mọi người.”

Tỷ lệ ly hôn của Trung Quốc đã tăng lên đều đặn kể từ năm 2003, khi luật pháp được tự do hóa. Theo thống kê của Bộ Nội vụ, hơn 1,3 triệu cặp vợ chồng đã ly hôn vào năm đó và con số tăng dần trong 15 năm, đạt đỉnh 4,5 triệu vào năm 2018. Năm ngoái, 4,15 triệu cặp vợ chồng Trung Quốc đã ly hôn.

Các quan chức Trung Quốc đã hy vọng rằng các cặp đôi hợp nhau sẽ thực sự tạo ra sự bùng nổ trong sinh sản, giúp bù đắp tỷ lệ sinh – hiện đang giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Nhà nước Trung Quốc đã đưa ra nhiều các chính sách và phương án kêu gọi các cặp vợ chồng tăng tỷ lệ sinh để hỗ trợ quốc gia. Thậm chí, có một vài nơi đã treo áp phích kêu gọi các cặp vợ chồng với nội dung như: “Khi bạn ở nhà trong thời gian dịch bệnh bùng phát, chính sách sinh đứa con thứ hai đã được nới lỏng, vì vậy việc tạo ra đứa con thứ hai cũng góp phần giúp đất nước của bạn” – đây là một biểu ngữ ở văn phòng Kế hoạch hóa gia đình địa phương được treo trên một cánh cổng ở Luoyang, trung tâm tỉnh Hà Nam. Tất nhiên, thành quả của những nỗ lực này sẽ cần khoảng thời gian từ khoảng 9 tháng để theo dõi.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc đã tràn ngập các báo cáo về xung đột vợ chồng. Tạp chí trực tuyến Sixth Tone có trụ sở tại Thượng Hải đã báo cáo rằng, cảnh sát ở một quận dọc theo sông Dương Tử ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc, gần nơi xảy ra đại dịch ở Vũ Hán, đã nhận được 162 báo cáo về bạo lực gia đình trong tháng 2 – cao gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái (47 báo cáo ).

Feng Yuan, đồng sáng lập Equality, một tổ chức phi chính phủ ở Bắc Kinh, đã tập trung vào bạo lực gia đình trên cơ sở giới tính, cô nói rằng có các yêu cầu đề nghị tổ chức của mình giúp đỡ đang tăng lên. Feng Yuan đã viết trong một email rằng: “Việc khóa chặt thành phố đã mang đến những khuynh hướng tiềm ẩn cho bạo lực – một vấn đề đã có từ trước đó nhưng không xuất hiện. Và sự cách ly xã hội kết hợp với việc khóa chặt thành phố khiến cho việc tìm kiếm những vụ bạo lực mẫu thuẫn trong các gia đình trở nên khó khăn hơn”. Cảnh sát bận rộn thực thi kiểm dịch đến nỗi đôi khi họ không thể đáp ứng các cuộc gọi khẩn cấp từ các nạn nhân bị bạo hành, phụ nữ bị bạo lực không thể rời đi và các tòa án nơi ban hành các lệnh bảo vệ họ thì đã bị đóng cửa.

Ngay cả khi dịch bệnh giảm đi và cuộc sống có thể trở lại trạng thái bình thường tương đối, các ảnh hưởng về tâm lý và kinh tế dự kiến sẽ còn tồn tại trong nhiều tháng. Một nghiên cứu về người dân ở Hồng Kông sau đại dịch SARS 2002-03 cho thấy, một năm sau khi dịch bệnh bùng phát, những người sống sót sau SARS vẫn có mức độ căng thẳng cao và nỗi đau đớn về tâm lý, bao gồm trầm cảm và cả sự lo lắng; tỷ lệ ly hôn ở Hồng Kông năm 2004 cao hơn 21% so với năm 2002. SARS đã lây nhiễm gần 1.800 người ở Hồng Kông và giết chết 299 người. Tại Trung Quốc thời điểm đó có 5.300 trường hợp người bị nhiễm bệnh và 336 người chết. Cho đến nay, Trung Quốc đã báo cáo hơn 80.000 trường hợp Covid-19 và hơn 3.300 trường hợp tử vong.

Ở Trung Quốc, hầu như luôn luôn là người phụ nữ khởi xướng quá trình ly hôn. Nhưng phụ nữ cũng thường xuyên là người không nhận được tài sản sau ly hôn. Trong số những người Trung Quốc thành thị, những người đàn ông trẻ tuổi độc thân thường mua nhà (với sự giúp đỡ của cha mẹ họ) trước khi kết hôn, để chứng minh với người bạn đời của mình rằng họ có thể đảm bảo tài chính. Trong một cuộc ly hôn, người chồng vẫn có quyền đối với tài sản trước hôn nhân của mình, đôi khi ngay cả khi người vợ đã giúp họ trả tiền thế chấp. May mắn cho cô Wu, bố mẹ cô đã trả tiền nhà giúp vợ chồng cô, cũng như là khoản tiền để sở hữu một chiếc ô tô, điều đó có nghĩa là cô ấy sẽ không gặp trường hợp đó khi phân chia tài sản sau ly hôn.

Khi phiên họp diễn ra vào cuối năm nay, Đại hội Nhân dân Quốc gia Trung Quốc sẽ xem xét đề xuất về thời gian để suy nghĩ lại là 30 ngày cho các cặp vợ chồng đệ đơn xin ly hôn, trong thời gian đó, một trong hai bên có thể rút đơn. Hiện tại, thẩm phán xét xử đơn yêu cầu ly hôn thường yêu cầu một lý do nghiêm trọng như vụ ngoại tình hoặc bỏ rơi nhau để đồng ý cho cặp đôi ly hôn và đưa ra quyết định từ chối cho các cặp đôi ly hôn nếu họ không có lý do quá nghiêm trọng. Nhưng nếu các cặp vợ chồng đưa đơn kiện trở lại sau 6 tháng, thẩm phán thường sẽ coi sự bất đồng của các cặp đôi trong hôn nhân là không thể hòa giải được.

Yang Shenli, một luật sư tại Công ty luật Dingda ở Thượng Hải cho hay, những người trẻ tuổi bây giờ có nhiều khả năng ly hôn hơn cha mẹ của họ ngày xưa. Bây giờ, một người chỉ cần nói, "Tôi không còn tình yêu nữa, và họ nộp đơn xin ly hôn vào ngày hôm sau.”, anh cũng cho biết bốn trường hợp ly hôn của anh kể từ khi nền kinh tế bị khóa chặt đều đến từ các cặp vợ chồng sinh sau năm 1985, hai cặp đôi đã quyết định ly hôn vì vấn đề cách ly toàn xã hội khiến họ phải ở cùng nhau nhiều hơn và xuất hiện những mâu thuẫn.

Một số cặp vợ chồng may mắn đã khám phá lại hạnh phúc hôn nhân nhờ đại dịch. Rachel Smith, một nghệ sĩ người Canada ở Hồng Kông đã gặp chồng mình trong chuyến đi du lịch ba lô đến thành phố 21 năm trước đã chia sẻ rằng: “Cách ly kiểm dịch tại nhà và cách xa xã hội đã nhắc nhở tôi rằng tôi yêu người tôi đã kết hôn như thế nào”. Theo thời gian, các cặp đôi đã bận rộn theo đuổi sự nghiệp và hoạt động riêng biệt, điều đó khiến họ có ít thời gian ở bên nhau. Bây giờ, khi họ làm việc trên máy tính ở nhà trong khi nền kinh tế vẫn bị khóa một phần, họ thường xuyên nghỉ giải lao để trò chuyện với nhau. Hóa ra chúng tôi thực sự thích dành thời gian cho nhau, cô nói. "Đó là một điều bất ngờ thú vị."

Thùy Dung

Theo Blommberg

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *