Góc nhìn 17/09/2018 15:41

Thịt chó và chính sách công

Người ăn thịt chó, người không ăn thịt chó là sự lựa chọn cá nhân. Tôi tôn trọng cả hai.

Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI

Người ăn vận động người khác cũng ăn, người không ăn vậnđộng người khác cũng không ăn. Mình tôn trọng cả hai, nếu các bạn vận động mà không chửi bới, thoá mạnhau.

Nhưng việc chính quyền can thiệp vào chuyện này, kểcảbằng hình thức vậnđộng hay cấm, thì đều là lạm quyền. 

Chính quyền phải nhớ rằng, họ chỉ được phép can thiệp vào quyền của người dân (gồm cả quyền ăn và quyền bán thịt chó), khi chứng minh được rằng việc đó xâm hại lợi ích công cộng. 

Lợi ích công cộng là quốc phòng, an ninh, sức khoẻ cộng đồng, đạo đức xã hội, và trật tự xã hội.

Nếu muốn can thiệp, chính quyền buộc phải đưa ra được số liệu, dẫn chứng, kết quả nghiên cứu, điều tra... để chứng minh được rằng ăn hoặc bán thịt chó xâm hại một trong 4 lợi ích công cộng liệt kê trên.

Cho đến hiện nay, không hề có bất kỳ một số liệu nào về sự suy giảm khách du lịch vì thịt chó.

Cho đến hiện nay, không hề có bất kỳ số liệu nào về tình trạng ngộ độc thực phẩm vì ăn thịt chó và so sánh nó với các loại thực phẩm khác. Và kể cả có số liệu thì cũng chỉ có thể cấm những cơ sở bán thịt chó không an toàn, chứ không thể cấm hay vận động tất cả.

Cho đến hiện nay, không hề có bất kỳ một số liệu nào về tình trạng trộm chó để làm thực phẩm. Mà kể cả có số liệu thì cũng chỉ được phép trừng phạt những người trộm chó, những cơ sở bán thịt chó không có nguồn gốc rõ ràng, chứ không thể cấm hay vận động tất cả.

Dân có thể hành động cảm tính, nhưng chính quyền buộc phải hành động lý tính. Đừng bao giờ cổ suý cho những hành động can thiệp cảm tính vào xã hội như vậy.

Chuyên mục: Góc nhìn
Nguyễn Minh Đức
Nguyễn Minh Đức - Ban pháp chế, VCCI

Nguyễn Minh Đức sinh ngày 22 tháng 7 năm 1987, tốt nghiệp đại học là cử nhân Luật và hiện đang là thành viên Ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *