Góc nhìn 11/06/2020 14:06

Những miếng chân gà

Gân gà, món ăn thì vô vị nhưng bỏ thì tiếc là một tích hay trong truyện Tam quốc. Các dự án nghìn tỷ đang đắp chiếu hay dự án Cát Linh - Hà Đông như cái gai chọc vào trong mắt là món này.

Ông Huỳnh Thế DuGiảng viên Chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam

Nếu nhìn theo chi phí chìm trong kinh tế học - số tiền đã mất đi dù quyết định được đưa ra như thế nào thì rất đơn giản. Ví dụ, tiền đã mua vé để ăn tiệc buffet là chi phí chìm. Người duy lý thì chỉ ăn theo khẩu vị và sở thích của mình chứ không quan tâm đến số tiền đã bỏ ra.

Tuy nhiên, thực tế không như vậy. Các dự án đắp chiếu mãi vẫn chưa có hướng giải quyết thấu đáo.

Người được giao giải quyết có hai lựa chọn: (1) tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành để mãi vẫn không thể giải quyết; và (2) linh hoạt với các giải pháp sáng tạo để bán đống sắt vụn nhanh nhất có thể.

Mặc định là lựa chọn 1 vì không ai dại gì ôm rơm nặng bụng. Để có thể giải quyết thì cần phải bước vào các vùng xám (đúng-sai không rõ ràng) mà ở đó thành tích thì của chung mà rủi ro thì cá nhân chịu. Người duy lý không chọn cái thứ hai.

Trong các đối tượng tham gia giải quyết hậu quả chỉ có cơ quan cảnh sát điều tra là có động cơ thực hiện phận sự của mình. Do vậy, thỉnh thoảng có tin người này hay người kia bị khởi tố hay bắt giam và truyền thông lại có việc để làm và dư luận lại bức xúc.

Cái khó của những vấn đề nêu trên thuộc về một đặc điểm hay bản chất cố hữu của khu vực mà nó đã và đang xảy ra khắp nơi trên thế giới chứ không phải là đặc sản riêng của Việt Nam.

Đúng là những món kê lặc dễ ghét.

Chuyên mục: Góc nhìn
Huỳnh Thế Du
Huỳnh Thế Du - Giảng viên Chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam

Ông Huỳnh Thế Du là giảng viên chính sách công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Ông nhận bằng thạc sỹ quản lý công tại Trường Harvard Kennedy năm 2010 và bằng tiến sỹ tại Trường Kiến Trúc Harvard năm 2013.

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *