Góc nhìn 03/09/2014 09:34

Những bài học quản lý tài chính của người Mỹ

Dưới đây là 10 nguyên tắc cơ bản trong việc quản lý tài chính cá nhân

Người Mỹ rất kém cỏi trong những bài kiểm tra khả năng quản lý tài chính, tuy nhiên đó không hoàn toàn là lỗi của họ. Hệ thống trường học của Mỹ thường không yêu cầu các môn học tài chính cá nhân, và nhiều bậc phụ huynh cảm thấy mình không được chuẩn bị tốt để vượt qua những bài học lớn về chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư cho con cái.

Dưới đây là 10 nguyên tắc cơ bản trong việc quản lý tài chính cá nhân:

1. Số tiền kiếm được nhiều hơn số tiền chi tiêu

Chắc chắn rằng các khoản vay ngắn hạn và nợ thẻ tín dụng sẽ giúp bạn bước qua giai đoạn khủng hoảng, nhưng về cơ bản bạn vẫn phải tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được nếu không muốn oằn lưng trả nợ.

2. Tiết kiệm sớm

Bạn tiết kiệm càng sớm thì số tiền lãi mẹ đẻ lãi con càng lớn.

3. Mạo hiểm hơn thì thu về nhiều hơn

Nếu bạn muốn để tiền tiết kiệm ở một nơi an toàn như tài khoản ngân hàng thì bạn sẽ không có được lãi suất cao. Còn nếu bạn sẵn sang chấp nhận mạo hiểm, đặt tiền vào chứng khoán, bạn sẽ kiếm được nhiều hơn về lâu về dài. Đó là lý do tại sao tài khoản ngân hàng và các khoản đầu tư an toàn được coi là tốt nhất cho các khoản tiết kiệm ngắn hạn. Những khoản đầu tư mạo hiểm hơn sẽ tốt hơn cho tiết kiệm dài hạn.

4. Đa dạng hóa

Có thể bạn đã từng nghe câu cảnh báo “đừng đặt tất cả trứng vào cùng một rổ”. Đầu tư cũng giống như vậy. Nếu bạn chỉ đặt tiền vào một cổ phiếu, thậm chí là chỉ đặt vào một lĩnh vực thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất mát lớn hơn nếu lĩnh vực đó gặp phải thời kỳ khó khăn. Đó là lý do tại sao các chuyên gia tài chính khuyên bạn nên đặt tiền tiết kiệm vào nhiều danh mục đầu tư.

5. Tránh xa những tay lừa đảo

Đánh cắp nhận dạng là một vấn đề thực sự trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, và một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ trở thành nạn nhân là thường xuyên giám sát hoạt động tài khoản của bạn. Tuy nhiên bạn cũng có thể yên tâm rằng, với công nghệ hiện đại ngày nay, các ngân hàng sẽ bảo vệ được tài khoản của bạn. Tuy nhiên bạn cũng nên  xem xét báo cáo tài khoản hàng tháng và kiểm tra mọi khoản phí mà bạn nghi ngờ, bạn có thể nhanh chóng cảnh báo ngân hàng nếu phát hiện ra vấn đề. Sau đó, ngân hàng có thể thay số thẻ hoặc số tài khoản của bạn nếu cần thiết.

6. Chuẩn bị cho những giai đoạn khó khăn

Người Mỹ thường có thừa sự lạc quan nên không ai thích nghĩ về những trường hợp xấu nhất. Nhưng nếu bạn để ra một khoản cho bảo hiểm nhà ở, bảo hiểm tàn tật, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ… thì bạn có thể giúp chính mình và gia đình vượt qua những giai đoạn khó khăn không mong muốn.

7. Tự động hóa tiết kiệm

Khi tiền tiết kiệm được tự động trừ vào tiền lương hoặc tài khoản ngân hàng và được chuyển vào quỹ hưu trí hay tài khoản tiết kiệm thì việc tiết kiệm sẽ trở nên dễ dàng hơn vì bạn không phải nghĩ tới việc chuyển tiền. Bạn cũng tránh được nguy cơ tiêu hết tiền trước khi tiết kiệm. Nhiều ngân hàng có thể thực hiện hoạt động này một cách dễ dàng.

8. Tối thiểu hóa nợ nần

Nợ không phải lúc nào cũng xấu, nợ đang là xu hướng phát triển của các nước hiện đại. Nó có thể giúp bạn mua nhà trước, mua xe ô tô trước mà bạn không phải mất một khoản thời gian để tiết kiệm. Tuy nhiên bạn cũng  nên đảm bảo thời gian chi trả để không phải gặp những rắc rối về sau

9. Không ngừng cập nhật

Ngành công nghiệp dịch vụ tài chính liên tục thay đổi, với những sản phẩn mới, mức phí mới và những cách thức mới trong việc tiết kiệm và chi tiêu. Để chắc chắn rằng bạn đang đưa ra những quyết định tốt nhất cho quỹ tài chính của mình, hãy tìm hiểu những thay đổi về chính sách tài khoản riêng cũng như cập nhật những thay đổi về điều luật hay thay đổi về các ngành công nghiệp có thể ảnh hưởng tới bạn.

Nguyễn Thảo - Vietnamnet

Chuyên mục: Góc nhìn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *