Góc nhìn 12/07/2018 14:10

Nguyễn Kim “vô tình” hay “cố ý”?

Cần làm rõ việc Nguyễn Kim “vô tình” hay “cố ý” kê khai thuế sai.

Tiến sĩ, luật sư Bùi Quang Tín, chuyên gia kinh tế tài chính 

Về mặt chủ quan thì cá nhân hay pháp nhân trốn thuế phải có sự cố ý hoặc phải có hành vi gian dối. Cần phải xem xét Nguyễn Kim có tính cố ý tới đâu, cố ý hay vô ý, có gian dối hay không. Việc chứng minh này chỉ có cơ quan cảnh sát điều tra chứng minh được qua các hồ sơ sổ sách.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã cởi mở hơn khi xử lý vi phạm về thuế so với Bộ luật Hình sự trước đây. Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trốn thuế, cá nhân người vi phạm có thể lựa chọn giữa hình thức bị phạt tiền hoặc bị phạt tù.

Nếu số tiền cá nhân trốn thuế hơn 1 tỷ đồng thì có thể bị phạt tiền tối đa 4,5 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 – 7 năm. Riêng với pháp nhân vi phạm thì số tiền phạt tối đa là 10 tỷ đồng hoặc bị tạm ngưng hoạt động.

Tuy nhiên, theo tôi hoặc nhiều chuyên gia kinh tế tại TPHCM thì mức phạt tiền về việc trốn, tránh thuế tại Việt Nam vẫn còn quá thấp và chưa có tính răn đe cao. Chính vì vậy mà xảy ra những sự việc “lách” thuế như ở Nguyễn Kim.

Như vậy, việc Nguyễn Kim phân bổ 300 triệu đồng thu nhập thành 30 triệu đồng lương cơ sở và 270 triệu đồng lương tăng ca (bằng 900% lương cơ sở) là có trung thực không?

Ở các nước khác, mức phạt có thể gấp 2 đến 3 lần giá trị trốn thuế. Chính vì tính răn đe cao nên các doanh nghiệp, cá nhân ít trốn thuế hơn. Cụ thể, Hoa Kỳ phạt từ 100 – 150% giá trị trốn thuế, Trung Quốc phạt 300% giá trị trốn thuế…

Chuyên mục: Góc nhìn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *