Góc nhìn 21/12/2019 09:52

Lỗ hổng của cơ chế quyết định tập thể

Trong phiên tòa AVG những lời khai rất đáng chú ý là ông Trương Minh Tuấn và ông Lê Nam Trà không dám làm trái ý thủ trưởng của mình lúc đó là ông Nguyễn Bắc Son; và cấp dưới của ông Lê Nam Trà lại khai không ai dám làm trái ý Chủ tịch Lê Nam Trà.

Ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên Chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam

Điều này cho thấy bất cập của cơ chế chịu trách nhiệm tập thể và không có kiểm soát và đối trọng ở Việt Nam hiện nay. Cơ chế này, trên thực tế tạo điều kiện để người đứng đầu tổ chức có quyền sinh, quyền sát tối thượng mà trách nhiệm thì mù mờ thông qua cái vỏ bọc quyết định tập thể.

“Cậu ký đi” là minh chứng rõ nhất về quyền lực của người đứng đầu trong các tổ chức thuộc khu vực công (và tương tự) ở Việt Nam. Trong rất nhiều trường hợp, cấp dưới chỉ có lựa chọn hoặc là ký/làm theo ý/chỉ đạo của cấp trên hoặc là phải “biến” đi chỗ khác. Thực tế số người ở lại là chủ yếu.

Cơ chế hiện tại ở Việt Nam, thực ra là rất thiếu lành mạnh với lỗ hổng chết người nêu trên. Những vấn đề mang tính nền tảng đã được Hayek phân tích trong Đường về Nô lệ.

Giám sát, cạnh tranh và kiểm tra chéo là những bổ sung cần thiết để giảm vấn đề nêu trên.

Chuyên mục: Góc nhìn
Huỳnh Thế Du
Huỳnh Thế Du - Giảng viên Chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam

Ông Huỳnh Thế Du là giảng viên chính sách công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Ông nhận bằng thạc sỹ quản lý công tại Trường Harvard Kennedy năm 2010 và bằng tiến sỹ tại Trường Kiến Trúc Harvard năm 2013.

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *