Góc nhìn 28/08/2018 15:34

Khi doanh nghiệp đã không thể dự phòng được rủi ro tý giá

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại căng thẳng, nếu ngân hàng Nhà nước dùng chính sách tiền tệ để xử lý lạm phát thì chủ yếu là lãi suất.

TS. Trần Toàn ThắngTrưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin 

và Dự báo xã hội quốc gia (NCIF), Bộ KHĐT

Chính phủ hiện đang có một nghị quyết về giảm lãi suất cho vay. Nếu so mức lãi suất cho vay của Việt Nam với các nước xung quanh thì mức lãi suất ở chúng ta đang khá là cao, ngang ngửa Indonesia và cao nhất trong khu vực ASEAN. 

Điều này tạo ra một chi phí lãi suất lớn cho doanh nghiệp. Hiện nay, ngân hàng Nhà nước có vẻ đang buông lỏng mục tiêu giảm lãi suất. Tuy nhiên, ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc mục tiêu này trong thời gian tới. 

Bởi nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng tín dụng, cung cầu lãi suất ở Việt Nam vẫn chưa cân bằng. Nó liên quan đến tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Nếu chỉ nhìn lãi suất là tín hiệu của cung cầu thì không đúng.

Vì tỷ lệ tiếp cận với tín dụng thấp có thể do hình thành vốn, tài sản thế chấp không đảm bảo,… điều đó không có nghĩa là tín dụng đang không có cầu. 

Mấy năm trước tốc độ tăng tín dụng rất cao, việc mình hạ lãi suất sẽ đi ngược với câu chuyện cầu về tín dụng vẫn có xu hướng tăng trong thời gian tới, đây là bài toán cân bằng. 

Câu chuyện kìm hãm lãi suất, nhưng cần phải chú ý là chi phí của doanh nghiệp sẽ vẫn tăng do dự phòng về rủi ro tỷ giá tăng. Ở thời điểm này không doanh nghiệp nào tính được dự phòng rủi ro về tỷ giá thấp như thời gian trước.

Chuyên mục: Góc nhìn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *