Góc nhìn 06/02/2020 11:06

Khẩu trang: Chuẩn thị trường và chuẩn xã hội

Thạch Sùng là truyện dân gian của Việt Nam kể về một người tham lam trục lợi trên nỗi đau hay sự khốn khổ của những người khác khi thiên tại địch họa xảy ra. Hành vi này bị lên án trong hầu hết các xã hội.

Ông Huỳnh Thế Du, Chuyên gia kinh tế

Tuy nhiên, khi Nhà nước can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính bắt buộc những người bán không được tăng giá (áp dụng giá trần) khẩu trang khi dịch cúm vi rút Corona đang xảy ra thường là lợi bất cập hại.

Nhìn một cách thuần tuý theo cơ chế thị trường thì việc làm của Thạch Sùng là hợp lý. Tuy nhiên, theo chuẩn đạo đức thì hành vi bắt chẹt người dân trong lúc thiên tai địch hoạ là xấu xa, không thể chấp nhận.

Ở đây, có một điểm cần lưu ý là việc lên án Thạch Sùng thuộc vai trò của cộng đồng hay xã hội. Nhà nước nhúng tay vào sẽ là lợi bất cập hại.

Bởi giá khẩu trang sẽ tăng khi có dịch. Giá sẽ bị đẩy lên rất cao nếu có yếu tố đầu cơ và găm hàng.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là không có cơ sở nào để biết được giá khẩu trang tăng cao một cách tự nhiên hay các nhà cung ứng tăng quá mức để trục lợi từ khách hàng.

Do vậy, nếu nhà nước can thiệp với chỉ đạo không được tăng giá hoặc thanh tra rồi phạt thì sẽ gặp rắc rối và can thiệp thô bạo vào thị trường vì một vài người ra quyết định không thể biết được mức giá hợp lý là ở mức nào.

Trái lại, trong trường hợp này thì cả xã hội nhìn vào sẽ biết được một nơi nào đó tăng giá hợp lý hoặc tăng giá bắt chẹt. Vai trò của cộng đồng cùng lên tiếng hoặc tẩy chay chính là giải pháp.

Chuyên mục: Góc nhìn
Huỳnh Thế Du
Huỳnh Thế Du - Giảng viên Chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam

Ông Huỳnh Thế Du là giảng viên chính sách công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Ông nhận bằng thạc sỹ quản lý công tại Trường Harvard Kennedy năm 2010 và bằng tiến sỹ tại Trường Kiến Trúc Harvard năm 2013.

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *