Góc nhìn 06/07/2020 09:40

Đấu giá mỏ

Từ năm 2010, Quốc hội đã yêu cầu phải đấu giá mỏ khoáng sản khi cấp phép cho doanh nghiệp. Nhưng Quốc hội quan liêu lại thêm một đoạn "trừ trường hợp khác do Chính phủ quy định".

Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI

Chính phủ năm đó quy định  các trường hợp mỏ không phải đấu giá, thậm chí còn mở thêm một cửa "và các trường hợp khác do Thủ tướng quyết định".

5 năm đầu tiên kể từ Luật Khoáng sản 2010 ra đời, chẳng có mỏ nào đấu giá thành công, người ta cứ lên xin Thủ tướng một tờ giấy A4 là về ung dung cấp phép cho doanh nghiệp sân sau, không khác gì chỉ định thầu.

Từ 2016 mới bắt đầu rục rịch đấu giá. Từ đó đến nay đã đấu được 304 mỏ, thu được 1040 tỷ. Số tiền này đáng ghi nhận, nhưng so với số tiền thu được từ cấp mỏ hàng năm là 4000-5000 tỷ thì chẳng đáng là bao. Nói cách khác, tính theo giá trị mỏ thì đa số vẫn cấp theo kiểu xin-cho.

Điều đáng nói là những mỏ đã đấu giá thành công thì ngân sách nhà nước bội thu. Tổng số tiền thu được vượt tổng giá khởi điểm đến 81%. Nếu so sánh với đất, lô đấu nào mà tiền trúng vượt giá khởi điểm 15% đã là thành công lớn.

Tính cua trong lỗ thì nếu đấu giá ở tất cả các mỏ, mỗi năm ngân sách có thể thêm 3000-4000 tỷ.

Nghĩ mà tiếc!

Chuyên mục: Góc nhìn
Nguyễn Minh Đức
Nguyễn Minh Đức - Ban pháp chế, VCCI

Nguyễn Minh Đức sinh ngày 22 tháng 7 năm 1987, tốt nghiệp đại học là cử nhân Luật và hiện đang là thành viên Ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *