Góc nhìn 14/05/2018 15:39

Ba cảnh báo lớn nhất về nông nghiệp hữu cơ

Đầu tư nông nghiệp đang là phong trào, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ông Đoàn Hữu Đức, Chủ tịch Công ty tư vấn Việt Nam, Giảng viên chương trình Fulbright

Hiện nay, nông nghiệp công nghệ cao là cụm mỹ từ rất phổ biến tại Việt Nam từ đầu thế kỷ 21, dùng chủ yếu để truyền thông tiếp thị cho các chương trình áp dụng kỹ thuật mới trong nông nghiệp truyền thống, nhưng hoàn toàn mù mờ về tiêu chuẩn đánh giá (như thế nào là cao hay thấp), nên rất ít có ý nghĩa về chuyên môn cụ thể, và dễ bị lạm dụng để đạt hiệu quả kinh doanh.

Tuy nhiên cụm từ này đến lượt mình cũng trở thành “mỹ từ” đại diện cho thời trang, và đẳng cấp của người sử dụng, do giá thành có khi cao hơn đến 40% so với sản phẩm thông thường, đã trở thành đối tượng bị lạm dụng gây hiểu lầm trên thị trường.

Thứ hai, hiểu lầm nghiêm trọng nhất, đang gây nguy cơ cho sức khỏe của người dân chủ yếu là về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm! Nhiều người lầm tưởng rằng sử dụng thực phẩm dán nhãn “công nghệ cao”, hay “hữu cơ” luôn an toàn và tốt cho sức khỏe! 

Thực sự là cả hai đều có nguy cơ gây ngộ độc, tương tự như những loại thực phẩm thường đối với những bệnh do vi khuẩn gây ra với thực phẩm. Tất cả các sản phẩm tươi sống, dù là hữu cơ hay không, thì cũng rất dễ nhiễm vi khuẩn listeria, E.coli, salmonella và các loại vi khuẩn khác. 

Ngoài ra mọi người đều có thể tìm thấy các khuyến nghị trên internet về các lầm tưởng khác đối với thực phẩm hữu cơ, đặc biệt là các tranh cãi gay gắt về kết quả nghiên cứu mới đây của Đại học Stanford Hoa Kỳ rằng: thực phẩm hữu cơ chẳng bổ dưỡng gì hơn thực phẩm thường, dễ hư hỏng trong quá trình bảo quản và không thân thiện với môi trường (do năng suất của sản phẩm hữu cơ thấp hơn nên để đảm bảo sản lượng năng suất thì sẽ phải đầu tư nhiều đất đai trồng trọt hơn, có nghĩa là phải tàn phá nhiều rừng rậm và tài nguyên thiên nhiên hơn).

Cảnh báo thứ ba tôi muốn nhắc đến đó là một danh từ cổ là các đại điền chủ- những người đã thực hiện công cuộc khẩn hoang Nam Bộ từ đầu thế kỷ trước, với dụng ý rằng, chuyện đại gia thời nay làm nông nghiệp không phải là điều gì mới mẻ. 

Nếu không có họ, Việt Nam ngày xưa không thể cạnh tranh với Miến Điện để xuất cảng gạo ra thế giới. Tương tự, ngày nay muốn bán gạo cho đại siêu thị như Walmart, thì cánh đồng mẫu lớn là câu trả lời duy nhất, ôn cố tri tân, lịch sử lập lại mà thôi. 

Thách thức lớn nhất hiện nay của việc sản xuất sạch là rất lớn một khi là nguồn đất canh tác nông nghiệp hiện hữu đang bị ô nhiễm bởi chất hóa học, không khí môi trường cũng đang ô nhiễm và nguồn nước tưới tiêu cũng vậy! 

Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề nhiễm bẩn toàn diện ngay và luôn, sẽ dẫn tới một nguy cơ phản hữu cơ khác là phải phá rừng lấy đất sạch làm nông nghiệp sạch! Đầu tư nông nghiệp đang là phong trào, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt các tập đoàn lớn đầu nguồn sản xuất. Họ đưa ra thông điệp tích cực cho thị trường, cho Chính phủ, đi vào nông nghiệp xanh, sạch, đẹp. 

Nhưng phải xem xét kỹ việc khai thác tài nguyên cạn kiệt, nhất là trong lúc mình thiếu rất nhiều chuyên gia bảo đảm phát triển cân bằng, hài hòa tự nhiên. Một số tập đoàn đang chiếm giữ tích tụ đất đai càng nhiều càng tốt, để lấy được đất đai không gì khác ngoài biến nó thành nông nghiệp. Việc này còn giúp họ giãn nợ, vay nợ thêm phục vụ cho việc tồn tại và phát triển những dự án khác như bất động sản đã đầu tư trước đây, hoặc đơn giản là ghi điểm thêm cho cổ phiếu của mình.

Chuyên mục: Góc nhìn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *