Dòng chảy vốn 29/11/2013 08:41

VNPT: Hạch toán nơi thiếu, nơi thừa

FICA - Kết quả doanh thu, lợi nhuận của VNPT đã bị méo mó do việc hạch toán nơi thiếu, nơi thừa ở các công ty thành viên, một số khoản thu bị bỏ qua, một số khoản chi phí phát sinh...

Theo kết quả báo cáo kiểm toán Tập đoàn Viễn Thông Việt Nam (VNPT) vừa được Kiểm toán Nhà nước thực hiện, trong năm 2012 vừa rồi, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tập đoàn đạt 78.547 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán hàng là 9.117,1 tỷ đồng và doanh thu cung cấp dịch vụ là 69.429,9 tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước đánh giá, công tác quản lý, hoạch toán doanh thu của tập đoàn còn có những điểm tồn tại.

Cụ thể, ghi nhận doanh thu bán thẻ điện thoại chưa dủ điều kiện phải điều chỉnh giảm năm 2012 là 4.342,4 tỷ đồng. Thực tế, thời điểm 31/12/2012, số lương thẻ đang ghi nhận doanh thu này vẫn chưa bán được, vẫn đang tồn kho tại Viễn thông TPHCM và kho Bưu điện Hà Nội, được Viễn thông TPHCM và Viễn Thông Hà Nội kiểm soát quá trình xuất bán.

Việc ghi nhận doanh thu chưa đúng theo chuẩn mực của Viễn thông TPHCM và Viễn thông Hà Nội đã làm sai lệch báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng lớn đến tính đúng đắn của các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của Công ty mẹ và của Tập đoàn.

Ngoài ra, theo Kiểm toán Nhà nước, vẫn còn một số đơn vị của VNPT hạch toán doanh thu chưa đúng quy định, hạch toán thừa, thiếu doanh thu, như tại Viễn thông TPHCM, Viễn thông Hà Nội, Viễn thông Bình Dương, Viễn thông Hải Phòng, Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC), Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN).

Riêng tại Công ty Viễn thông liên tỉnh chưa ghi nhận khoản doanh thu cước thuê luồng với khách hàng là Bộ Công an từ năm 1999 đến ngày 31/12/2012 là 153,5 tỷ đồng do Bộ Công an không xác nhận giá trị cước thuê kênh theo Biên bản xác nhận giá trị cước thuê kênh do VTN gửi đến.

Tại Viễn thông Bình Dương thì lại phát sinh khoản cước quốc tế đột biến của Công ty TNHH Chunshin Precision Vina trong 2 ngày với số tiền trên 2,7 tỷ đồng do khách hàng đi nước ngoài bị mất máy. Trong thời gian này phát sinh khoản cước trên và khách hàng của công ty chưa chấp nhận thanh toán, vẫn đang trong giai đoạn tranh chấp.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước lần này cũng lưu ý đến chỉ tiêu doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 của VNPT chủ yếu là lãi tiền gửi trong năm, lãi chênh lệch tỷ giá, lãi cổ tức được chia.

Mặc dù, tập đoàn hạch toán cơ bản theo đúng quy định, song qua kiểm toán còn điều chỉnh tăng 6,7 tỷ đồng do ghi nhận thiếu lãi trả chậm phải thu khách hàng tại Công ty dịch vụ Vienx thông 6,5 tỷ và hạch toán chênh lệch tỷ giá 110 triệu đồng...

Thu nhập khác năm 2012 của VNPT chủ yếu là khoản hoàn nhập dự phòng trợ cấp mất việc làm 462 tỷ đồng, còn lại là thu nhập từ thanh lý tài sản cố định, vật tư, công cụ dụng cụ, thu tiền phạt hợp đồng....

Về quản lý, hạch toán chi phí sản xuất, Kiểm toán đánh giá, về cơ bản, các khoản chi phí của công ty mẹ và các đơn vị thành viên tuần thu theo chế độ quy định và quy chế tài chính của Tập đoàn và quy chế nội bộ của công ty, có đầy đủ hồ sơ, chứng từ, hóa đơn theo quy định, song vẫn còn tồn tại.

Chẳng hạn như đầu tư lắp đặt thêm một số tài sản cố định được hạch toàn vào chi phí, chi phí khuyến mại một số chương trình không đúng quy định, xử lý công nợ không đúng quy định...

Chi phí hoạt động tài chính năm 2012 của VNPT chủ yếu là chi phí lãi vay tại Công ty mẹ (893,8 tỷ dồng), tại VMS (97,4 tỷ đồng). Việc quản lý, hạch toán chi phí hoạt động tài chính còn tồn tại: trihcs lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn không đúng quy định 69 tỷ đồng, hạch toàn thiếu chênh lệch tỷ giá đánh giá lãi vay dài hạn cuối năm 2011; hạch toán thieus lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện (VMS)...

Chi phí khác phát sinh trong năm chủ yếu là giá trị còn lại của tài sản thanh lý và chi phí thanh lý tài sản, chi phí khấu hao tài sản cố định chưa dung, các khoản nộp phạt.

Bích Diệp

Chuyên mục: Dòng chảy vốn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *