Dòng chảy vốn 24/03/2015 22:06

Việt Nam lần đầu tiên đứng đầu thị trường gia công thế giới

FICA -Năm 2013, Việt Nam chỉ đứng hạng 5 và Chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều hoạt động quảng bá về dịch vụ gia công, với phân khúc dịch vụ được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ" báo cáo cho biết.

Theo "Bảng xếp hạng các Quốc gia dẫn đầu ngành Dịch vụ thuê ngoài" mới được công bố gần đây của Công ty Tư vấn Bất động sản Cushman & Wakefield, năm 2013, Việt Nam chỉ đứng hạng 5 và Chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều hoạt động quảng bá về dịch vụ gia công, với phân khúc dịch vụ được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ" báo cáo cho biết. 

Theo Cushman & Wakefield, lần đầu tiên kể từ khi bảng xếp hạng này được công bố, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu. Mặc dù điều này có thể làm nhiều người ngạc nhiên nhưng thị trường Việt Nam đã trở nên đặc biệt hấp dẫn nhờ Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp cải cách mới.

Việc đầu tư mạnh vào giáo dục và đào tạo đã tạo điều kiện cho nhiều người dân Việt Nam phát triển khả năng đọc hiểu và tính toán, giúp nguồn lao động Việt Nam chuyển từ những nghề nông năng suất thấp sang những công việc văn phòng năng suất cao hơn. Với mức lương vẫn còn thấp so với những nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài do nguồn lao động lành nghề với chi phí hợp lý.

Lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất có lẽ là ngành công nghiệp phần mềm. Việt Nam giờ đây đã trở thành điểm đến của hơn 1.000 công ty phần mềm với hơn 80,000 nhân viên, trở thành một trong những nhà xuất khẩu phần mềm lớn nhất thế giới và là đất nước gia công phần mềm lớn thứ hai thế giới cho Nhật Bản.

Việt Nam cũng thu lợi từ nguồn nhân công khá ổn định. Độ tuổi trung bình của Việt Nam dưới 30 và mỗi năm lại có thêm từ 1 đến 1,5 triệu người gia nhập thị trường lao động, tạo nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên do nhu cầu nhân sự chất lượng cao vẫn không ngừng tăng lên nên sự cạnh tranh trong thị trường lao động diễn ra rất gay gắt. Các chỉ số giúp Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng chính là chi phí thấp, rủi ro chính trị giảm và GPD đầu người tăng đáng kể. GDP được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 6,2% vào năm 2015.

Ông Jonathan Tizzard, Giám Đốc Bộ phận Nghiên cứu & Định giá Cushman & Wakefield Việt Nam chia sẻ, bảng xếp hạng này cho thấy sự thành công của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, cùng với những chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng giáo dục và trình độ chuyên môn cho thế hệ trẻ. Đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam (FDI) đang tăng và sẽ tiếp tục tăng khi hiệp định Tự do thương mại được kí kết vào năm nay hoặc năm sau.

Thêm vào đó, tháng 7/2015, hai bộ luật mới là Luật Nhà ở và Luật kinh doanh Bất động sản sẽ chính thức có hiệu lực cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Cái tên Việt Nam trong thời gian tới sẽ còn được nhắc nhiều trong các tờ báo kinh tế và tài chính trong và ngoài nước.

Giám Đốc Bộ phận dịch vụ thuê của Cushman & Wakefield khu vực châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu – Trung Đông – Châu Phi (EMEA), Richard Middleton cho biết: “Dù không phải là thị trường dịch vụ gia công giá rẻ nhất, Việt Nam vẫn rất cạnh tranh so với thị trường các nước khác. Chi phí tiền lương đang tăng lên ở Ấn Độ và Trung Quốc đã giúp cho Việt Nam đứng đầu bảng xêp hạng năm 2015. Dù chi phí tăng và tồn tại nhiều mối lo ngại về sự tăng nhiệt quá mức của thị trường sẽ dẫn đến áp lực nguồn cung của lao động có tay nghề, Ấn Độ vẫn là thị trường lớn nhất về dịch vụ thuê ngoài xét theo quy mô thị trường.”

Philippines đứng hạng 2 năm 2015 (tăng một hạng so với năm 2014), thị trường dịch vụ thuê ngoài hiện đã trở thành trụ cột của nền kinh tế nước này. Thị trường này đã đạt lợi nhuận kỉ lục 15 tỉ đô vào năm ngoái, tốc độ tăng trưởng vượt qua cả Ấn Độ và lấy mất 70% ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại của nước này. Sự thay đổi về thứ hạng này là một phần kết quả tất yếu của chi phí lao động và tỉ lệ hao mòn tăng – chạm mức 26,9%, cao nhất thế giới – do mức lương tăng đã khiến nhiều công ty phải cạnh tranh để tìm kiếm nhân tài.

Dù sự phục hồi của nền kinh tế thế giới diễn ra khá chậm chạp, phần lớn thị trường dịch vụ thuê ngoài vẫn được dẫn đầu bởi những quốc gia nói tiếng Anh, thay thế cho Phillippines và vượt mặt các thị trường dịch vụ gia công thuê ngoài khác. Tiếng Anh của nhân công Phillipines cũng được chấp nhận trong nước Mỹ.

Phương Dung

Chuyên mục: Dòng chảy vốn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *