Dòng chảy vốn 29/05/2015 13:01

Lạm phát, tỷ giá: Vòng xoáy ám ảnh

Kinh tế Việt Nam năm 2015 sẽ ổn định ở mức 6,1-6,3%. Nhưng nếu theo đuổi một chính sách dễ dãi, lạm phát sẽ nhích lên và phá vỡ ổn định kinh tế vĩ mô vào năm 2016.

Đó là vừa là dự báo, cũng vừa là khuyến cáo của TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế Hà Nội sáng 28/5.

 

Không bất thường nhưng đầy rủi ro

 

Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam "Tiềm năng hội nhập, thách thức hoà nhập", do Viện VEPR công bố lần này đưa ra ra một kịch bản kinh tế 2015 khá tương đồng với nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế.

 

Theo đó, ở tình huống bi quan, tăng trưởng GDP năm nay chỉ đạt 6,1% và lạm phát ở mức 1,9%, chỉ nhỉnh hơn một chút so với năm 2014. Nếu vậy, 2015 vẫn là năm có mức lạm phát thấp dưới 2% trong vòng 15 năm trở lại đây.

 

Với kịch bản lạc quan, tăng trưởng GDP cũng tăng thêm chút ít là 6,3% nhưng lạm phát dễ lên cao hơn hẳn là 3,2%. Khi kinh tế hồi phục tốt hơn thì lạm phát cũng có thể có khuynh hướng tăng nhanh hơn vào cuối năm và sẽ tiếp diễn sang năm 2016.

 

TS. Nguyễn Đức Thành chia sẻ, 5 tháng đầu năm nay, lạm phát mới chỉ hơn 0% một chút nên dư địa để nới lỏng tiền tệ, tài khoá là rất lớn.

 

Trong khi đó, vấn đề lớn của nội bộ nền kinh tế năm nay là thâm hụt ngân sách tăng cao. Chính phủ có thể huy động nguồn tài trợ thâm hụt ngân sách một cách chủ động mạnh mẽ với nhiều phương án tài trợ khác nhau nên có thể sẽ tạo ra lạm phát cao hơn vào cuối năm.

 

nợ công, bội chi ngân sách, thâm hụt, tài khoá, tiền tệ, GDP, lạm phát, tăng trưởng, nợ-công, bội-chi, ngân-sách, thâm-hụt, tài-khoá, tiền-tệ, lạm-phát, tăng-trưởng

Nếu theo đuổi một chính sách dễ dãi, lạm phát sẽ nhích lên và phá vỡ ổn định kinh tế vĩ mô vào năm 2016.

 

Nhóm nghiên cứu phân tích: "Nếu Quốc hội không có sự thoả hiệp cần thiết trong định mức về lượng trái phiếu phát hành hoặc trần nợ công, Chính phủ có thể bị đẩy vào tình thế khó, phải tìm kiếm nguồn tài trợ tạm thời từ Ngân hàng Nhà nước dưới nhiều hình thức. Xét cho cùng, việc này có bản chất là tiền tệ nhiều hơn là tài khoá.

 

Như vậy sẽ dẫn tới nguy cơ phát vỡ những ràng buộc về kỷ luật tiền tệ lẫn tài khoá, tạo một tiền lệ xấu. Tác động tức thời của chính sách này sẽ là sự xói mòn niềm tin của thị trường vào chính sách tiền tệ, tài khoá. Cùng đó, tỷ giá lại tiếp tục giữ ổn định về danh nghĩa, cũng làm xói mòn sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước."

 

Với phân tích trên, nhóm nghiên của của VEPR cho rằng, 2 vấn đề trên thực ra có gắn bó mật thiết với nhau, đặc biệt khi xảy ra các tình huống bất lợi. Ví dụ, việc tài trợ thâm hụt ngân sách sẽ kích hoạt một làn sóng lạm phát nhẹ vào đầu năm 2016 và có thể dẫn tới sức ép thay đổi tỷ giá nhiều hơn. Nếu tỷ giá phải thay đổi mang tính đối phó thì vô hình trung, sẽ tạo ra mọt vòng xoáy lạm phát - tỷ giá.

 

"Dù vòng xoáy lạm phát tỷ giá không lớn như năm 2011 nhưng đó là một kịch bản không hay. Theo đuổi chính sách như vậy, sang năm 2016, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ bị phá vỡ", TS Thành nhấn mạnh.

 

Có thể thấy, hai kịch bản kinh tế trên tuy bê ngoài không quá khác biệt về con số, nhưng lại cho thấy một mức độ rủi ro vĩ mô cao hơn nhiều vào năm 2016, nếu như Việt Nam tăng trưởng ở mức cao hơn.

 
 

Gánh nặng bội chi và nợ công

Đánh giá cao bản báo cáo kinh tế thường niên này, TS Lê Đăng Doanh trăn trở, bội chi vẫn tiếp tăng cao, vay nợ cũng tăng cao, nhất là vốn ODA. Như vậy, nghĩa vụ về trả nợ công chắc chắn gia tăng, đã và đang là một gánh nặng đáng kể đối với bất ổn kinh tế vĩ mô.

 

"Chính vì gánh nặng bội chi ngân sách nên đã tạo áp lực lên giá cả và thuế suất. Chẳng hạn, theo cam kết hội nhập, thuế nhập khẩu xăng dầu giảm xuống thì ngay lập tức, Bộ Tài chính lại tăng thuế bảo vệ môi trường lên 300%. Mới đây là việc thay đổi cách tính giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô", TS Doanh dẫn chứng. 

 

nợ công, bội chi ngân sách, thâm hụt, tài khoá, tiền tệ, GDP, lạm phát, tăng trưởng, nợ-công, bội-chi, ngân-sách, thâm-hụt, tài-khoá, tiền-tệ, lạm-phát, tăng-trưởng

Gánh nặng bội chi ngân sách đã tạo áp lực lên giá cả và thuế suất.

Ông băn khăn: "Với sức ép bội chi và nợ công, những sáng kiến linh hoạt của Bộ Tài chính như vừa qua sẽ còn tiếp tục "phát triển". Và nếu những sáng kiến như vậy được ban hành thành chính sách, không được chuẩn bị trước sẽ ảnh hưởng tiêu cực môi trường kinh tế".

 

Cùng đó, TS Doanh cũng đề nghị, VERP cần nghiên cứu thêm khi điều chỉnh tỷ giá, gánh nặng nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên ra sao?

 

Trước đó, hôm 20/5, báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Đinh Tiến Dũng, đã thay mặt Chính phủ đề nghị duyệt số bội chi 236.769 tỷ đồng của năm 2013, vượt 41.269 tỷ đồng so với mức Quốc hội đã điều chỉnh, bằng 6,6% GDP thay vì mức 5,3% GDP.

 

TS Vũ Đình Ánh nhìn nhận: "Cuối cùng thì Quốc hội duyệt mức bội chi tăng lên như vậy và không có một ai chịu trách nhiệm về vấn đề này".

 

Báo cáo của VEPR cũng cảnh báo, thâm hụt ngân sách là một vấn đề lo ngại ở năm 2015 và sẽ kéo dài sang năm 2016.

 

Đại diện Tổ chức JICA của Nhật Bản tại Việt Nam chia sẻ, việc bôi chi năm 2013 hơn 6,6% trong khi trước đó mục tiêu là 5,3% là vấn đề nan giải của Việt Nam. Mỗi năm tích luỹ bội chi hơn 5% sẽ là áp lực lớn lên nợ công. Chẳng hạn như năm 2014, tới 55% trái phiếu Chính phủ là kỳ hạn dưới 5 năm, nên đã gây áp lực trả nợ ngắn hạn.

 

"Chính phủ, Quốc hội Việt Nam nên xem xét có nên để trần nợ công là 65% GDP hay là quan tâm đến khả năng trả nợ hơn", đại diện JICA nói.

 

Theo Phạm Huyền

Vietnamnet

Chuyên mục: Dòng chảy vốn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *