Đời Sống 26/10/2014 07:25

Mấy chục năm cây gim “made in China”

...Mở hộp gim giấy ra bà mới phát hiện dòng chữ xuất xứ “made in China”. Dòng chữ mà từ hồi bà mới đi làm cách nay mấy chục năm bà đã gặp.

Báo chí, khi thuật lại câu chuyện cây gim của bà Hòa, đặt trong bối cảnh những nỗi bức xúc về công nghiệp phụ trợ có cũng bằng không.

Chiếc tăm tre. Cây kim. Cái bông ngoáy tai. Và giờ là chiếc gim giấy…

Thật khó để kể ra được một loại hàng tiêu dùng thống lĩnh thị trường Việt mà lại không phải là “made in China”, ngoại trừ “đôi dép tổ ong huyền thoại”.

Còn trong “chuỗi giá trị toàn cầu”, ngay cả đến cái ốc vít, bộ phận tưởng như nhỏ bé và đơn giản nhất trong 170 chi tiết của một chiếc điện thoại người ta vẫn cầm mỗi ngày, chúng ta cũng không làm nổi.

Trong buổi thảo luận ấy, bên cạnh ý kiến của bà Hòa, còn có lời than của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Văn Túy, rằng dù Samsung ở Bắc Ninh mỗi năm sản xuất khoảng 400 triệu sản phẩm, nhưng chủ yếu nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc về nước gia công, lắp ráp, bởi trình độ công nghiệp phụ trợ của ta hiện nay hầu như không tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu ấy.

Bên lời than, là chuyện chính sách, là chuyện tiền khi hết ĐBQH Lê Phước Thanh nói chưa thể làm được động cơ vì không thể vượt rào cơ chế, vì chính sách chung khiến địa phương lỡ cơ hội tiếp cận chuyển giao công nghệ. Hay ĐBQH Nguyễn Đức Hải “Làm cái kim khâu tưởng đơn giản nhưng Ðức phải đầu tư 35 triệu USD cho một cơ sở cung cấp kim khâu công nghiệp ở vùng Ðông Nam Á”.

Giật mình nhìn lại mới thấy, những ý kiến đều là của lãnh đạo hàng đầu các địa phương, nơi tập trung nhiều nhất các khu công nghiệp: Bắc Ninh, Quảng Nam…

Nhưng thế rồi thì sao?

Thế là bên cạnh thực tế phũ phàng từ kém cỏi ngay trong việc chế tạo một cái vít, để đến nỗi phải nhập từ láng giếng, thế là bên cạnh sự bất lực khi những cái gim made in China tràn lan khắp nơi, khắp mọi ngành nghề lĩnh vực, thì chỉ có thêm những lời than tuyệt vọng, những lời kể khó, và cả chuyện thiếu tiền. Câu chuyện con ốc vít hay chiếc gim, bảo nhỏ thì cũng là bé tí. Nhưng đằng sau nó là cả một ngành công nghiệp, là cả nền kinh tế, là công ăn việc làm, là sinh kế.

Và nếu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc về kinh tế thì không phải là chuyện làm con ốc vít hay chiếc gim, mà trước hết là đừng bao giờ biện minh: Chúng ta sản xuất được rồi chỉ là không được đưa vào chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị…

Theo Đào Tuấn

Dân Việt

Chuyên mục: Đời Sống

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *