Đời Sống 05/04/2020 23:02

Kinh doanh theo trend mùa dịch "hốt bạc" như... trúng số

Thay vì nhìn vào những tiêu cực mà dịch bệnh mang lại, nhiều dân kinh doanh lại coi đây là cơ hội kiếm tiền.

Gom đồ điện tử cũ chờ hết dịch bán kiếm lời

Theo một số dân buôn, giá nhập hàng thời điểm này rẻ hơn rất nhiều so với lúc bình thường. Không có số liệu cụ thể về việc giá rẻ hơn bao nhiêu so với lúc không có dịch.

Kinh doanh theo trend mùa dịch hốt bạc như... trúng số - 1

Gom mua điều hoà cũ

“Tuy nhiên, tôi mới mua 1 lô điều hoà cũ của một cơ sở massage trên đường Sư Vạn Hạnh với giá rất tốt. Trước đây, họ rao bán với giá 3,5 triệu đồng/cái, nhưng hiện tại chỉ còn 2,8 triệu đồng” - anh T nói.

Với giá 3,5 triệu đồng, nếu bán nhanh qua tay các mối buôn khác, anh T đã thu lãi 20%. Nếu bán tại cửa hàng hoặc chạy quảng cáo Facebook, Google thì có thể thu lãi mỗi máy điều hoà gấp 2 - 3 lần.

Tiền lãi chỉ vài trăm nghìn đồng, nhưng giá mua đầu vào mùa dịch rẻ cộng với việc mua bán số lượng lớn, nên lợi nhuận sẽ rất đáng kể.

Đón đầu mùa dịch, mua lại khách sạn vỡ nợ giá bèo

Vừa mua lại quyền điều hành một khách sạn với số tiền 450 triệu đồng, tuy nhiên theo chủ khách sạn này, nếu không phải dịch bệnh thì khách sạn này không có giá đó, mà có thể là gần gấp đôi.

“Tôi đã đi tham khảo nhiều chỗ từ trước khi có dịch, nhưng giá và chất lượng chưa được như ý. Tuy nhiên chỉ cách đây hơn 1 tháng, có nhiều khách sạn dạng 1 sao trang trí khá đẹp rao bán. Tôi không ngần ngại mua lại, bỏ vốn chờ hết dịch kinh doanh”, chủ khách sạn nói.

Kinh doanh theo trend mùa dịch hốt bạc như... trúng số - 2

Mua lại khách sạn nhượng quyền

Trên giấy tờ, khách sạn mua lại chỉ là dạng 1 sao. Song, trang trí trong phòng đều rất hợp với phong cách của giới trẻ. Vì chủ trước đầu tư khá nhiều vào để kinh doanh, nhưng do không “ôm” nổi mùa dịch nên đành bán lại. 

Thời điểm này, do không có khách nên chủ khách sạn không thuê nhân viên mà tự trông coi. Mỗi tháng, khách sạn chỉ chịu lỗ 15 triệu/tháng tiền mặt bằng và một ít tiền điện nước, vì chủ nhà đã giảm cho 10 triệu đồng để chống dịch. Chỉ cần chờ qua mùa dịch, chủ khách sạn sẽ đẩy mạnh quảng cáo và hoạt động trở lại.

Giá thịt lợn móc hàm vẫn cao

Tuần qua, giá thịt tại siêu thị hay tại các chợ vẫn cao ngất ngưởng, dù 15 doanh nghiệp lớn đã hứa chung tay hạ giá thịt lợn hơi về 70.000 đồng/kg. 

Giá bán lẻ tại các chợ ở TP Hải Dương dao động từ 130.000 - 180.000 đồng/kg. Trong đó, thịt ba chỉ và nạc vai là loại đắt nhất, rẻ nhất là thịt mông.

Tại Hà Nội, giá bán lẻ thịt lợn cũng ở mức tương tự, cá biệt có nơi lên tới 200.000 đồng/kg. Do người dân đổ xô đi mua 3 - 5 kg/người, nên giá thịt có nơi cá biệt tăng lên đến 250.000 đồng/kg.

Kinh doanh theo trend mùa dịch hốt bạc như... trúng số - 3

Giá thịt lợn vẫn cao 

Một tiểu thương kinh doanh thịt lợn tại Hà Nội cho biết, lượng khách mua thịt giảm đi nhiều, giá thịt cũng giảm về còn 130.000 - 150.000 đồng/kg, không còn ở mức 170.000 như trước đó.

“Nhưng giá thị móc hàm vẫn ở mức 110.000 đồng/kg, không thay đổi gì như thông báo. Đầu mối ở Hải Dương còn thông báo, giá lợn móc hàm ở đó tăng nhẹ, lên 112.000 đồng/kg” - tiểu thương này cho biết và thông tin thêm, chủ các lò mổ không hạ giá thịt lợn móc hàm như nhiều người truyền tai nhau.

Hải sản thừa mứa, giá rẻ lại thưa vắng người mua

Giá thịt lợn tăng, nhưng nhiều mặt hàng khác lại có chiều hướng tụt giá. Trong đó, đáng kể nhất là mặt hàng hải sản . Thậm chí theo chủ một nhà hàng tại Quảng Ninh, hải sản tại đây thậm chí còn phải kêu gọi giải cứu vì không ai mua.

Nhà hàng này cũng đã đóng cửa từ cách đây 20 ngày, hải sản cũng dừng nhập từ thời điểm đó. Các đầu mối cung cấp hải sản dù đã giảm giá tôm, cua, mực nhiều nhưng cũng không thể tiêu thụ.

Giá tôm sú loại 20 con/kg thời điểm hiện tại giảm từ 520.000 đồng/kg về chỉ còn hơn 400.000 đồng. Cua thịt, cua gạch cũng giảm từ trên 500.000 đồng/kg, về còn 300 - 400.000 đồng/kg. Nhiều loại mực hiện cũng đang rất rẻ, nhưng sức mua lại thấp.

hông chỉ hải sản, các loại thực phẩm khác như lương, ốc, ếch cũng giảm giá tới 30% so với trước. Giá lươn từ 100.000 đồng/kg về còn 68.000 đồng/kg. Ốc giảm từ 100.000 đồng/kg về 80.000 đồng, nhưng cũng không có người ăn.

 Thế Hưng

Tổng hợp 

Chuyên mục: Đời Sống

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *