Đời Sống 26/09/2014 09:01

Dân vùng lũ “sống khỏe” nhờ nghề đẩy côn

FICA - Mùa lũ về, một số hộ nông dân tranh thủ thời gian đánh bắt thủy sản để kiếm thêm nguồn thu nhập.

Trong đó, đẩy côn là một loại hình đánh bắt cá truyền thống còn duy trì đến nay. Nghề đẩy côn vất vả nhưng có nguồn thu nhập đáng kể.

 

Đẩy côn là một trong những món nghề bắt cá truyền thống của người dân miền Tây mỗi khi mùa lũ về. Do vậy, nghề này chỉ xuất hiện khi nước tràn đồng. Khi đó người dân chuẩn bị đồ nghề, “ra khơi” trên những cánh đồng ruộng mà 1 -2 tháng, lúa vàng bạt ngạt, bắt những con cá đồng “trưởng thành” (nghề này không bắt được cá nhỏ), như cá lốc, cá trê, cá rô...

 

Theo quan sát, côn có ba bộ phận chính, gồm: côn, thanh để mắc côn (luồng côn) và một cột trụ (dựng đứng) để điều chỉnh thanh côn câo thấp so với mặt nước. Đầu tiên là côn, côn được làm bằng những cọng sắt to bằng ngón tay út, có độ dài 1,5 m; một đầu côn được buộc vào một sợi dây nilông và được nối liền lại với nhau thành một hàng “rào sắt”, có khoảng cách mỗi đầu côn từ 20 - 30 cm. Luồng côn thường được làm bằng tre và có hai luồng côn được xếp theo hình chữ V đặt mở mũi xuồng. Mỗi luồng côn có chiều dài từ 12 – 15m. Để giữ cân bằng hai luồng côn cũng như điều chỉnh hai luồng côn cao hay thấp phụ thuộc vào cột trụ dựng đứng, có chiều cao khoảng 3 - 4 m để gánh hai luồng côn.

 

Khi bắt đầu đẩy côn, người ta chỉ cần mắc các côn vào luồng côn và điều chỉnh luồng côn cho phù hợp với mực nước. Sau đó người đẩy côn lên xuồng dùng xào (một thanh tre dài khoảng 4m) để đẩy xuồng đi tới. Khi đó, luồng côn cũng được kéo theo và cá va chạm với các côn (cọng sắt) sẽ chúi xuống đất, tạo thành tim (bong bóng nước khi cá chúi) nổi lên mặt nước. Lúc này, người đẩy côn, chỉ việc dùng nơm, nơm xuống là bắt ngay được cá.

 

Người đẩy côn phải hết sức chú ý để phát hiện những chỗ cá chúi để dùng nơm bắt
Mặc dù nguồn cá đồng không còn dồi dào như những năm trước nhưng hiện nay nghề này vẫn đảm bảo thu nhập ổn định cho nhiều người dân vùng lũ khi chọn nghề này mưu sinh

 

Anh Nguyễn Văn Toàn có gần 10 năm làm nghề đẩy côn ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết: “Nghề này thịnh hành ở đây cách nay hơn 20 năm, nó rất đơn giản, người mới biết vẫn có thể làm nghề được. Tuy nhiên, nhiều nông dân mê nghề này là vì chi phí đầu tư thấp, chỉ cần khoảng 500.000 đồng là có thể hành nghề. Và tiện lợi hơn nữa là không cần nhiều lao động, tuy nhiên hơi vất vả”.

 

Còn theo anh Hà Quốc Thắng cùng làm nghề đẩy côn ở ấp 5, xã Hoà An, huyện Phụng Hiệp cho biết thêm: “Hiện nay mỗi ngày có 7 – 10 người đẩy côn, chứ vài hôm nữa đồng trống, nước nhiều là không dưới 15 – 20 người đẩy côn. Nhưng dân đẩy côn tập trung đông nhất là vào buổi sáng sớm (6 giờ ) và buổi chiều (15 giờ), vì thời gian này, nhiệt độ thấp, cá mới lên ruộng”.

 

Theo anh Toàn, anh Thắng cho biết, trung bình một ngày, một người đẩy côn bắt thấp nhất từ 8 - 10kg cá lóc. Với giá bán hiện nay giao động từ 50.000 – 60.000 đồng/kg, một người đẩy côn cũng có thu nhập từ 400.000 – 600.000 đồng.  Tuy nhiên, nghề này đòi hỏi phải có sức khỏe và phải chịu lạnh vì phải trầm dưới nước trong nhiều giờ.

 

Tuy nhiên anh Toàn cho biết, cách đây khoảng  5 -10 năm về trước, nguồn cá nước ngọt nhiều vô số kể. Khi đó, một ngày đẩy côn có thể kiếm từ 20 -30kg cá lóc là chuyện thường. Còn những năm gần dây do có nhiều cách đánh bắt cá theo cách hủy diệt hàng loạt như: xiệt điện, đánh thuốc, bắt cá ròng ròng (cá lóc con còn nhỏ, to bằng đầu đũa ăn - PV), dùng lưới mắc nhỏ… Nếu những cách đánh cá theo kiểu hủy diệt, không theo mùa… thì 5 -10 năm tới, con cháu muốn ăn cá đồng không phải dễ. 

 

Trên tay anh Toàn là những thanh côn được làm bằng sắt
Trên tay anh Toàn là những thanh côn được làm bằng sắt
 
Anh Toàn mắc các thanh côn vào luồng côn
Anh Toàn mắc các thanh côn vào luồng côn
 
Để điều chỉnh luồng côn cao thấp và giữ cân bằng cho luồng côn là phụ thuộc vào trụ đứng này
Để điều chỉnh luồng côn cao thấp và giữ cân bằng cho luồng côn là phụ thuộc vào trụ đứng này
 
Hai luồng côn được xếp theo hình chữ V
Hai luồng côn được xếp theo hình chữ V
 
Nếu đồng ruộng nào nước sâu thì người đẩy côn có thể đứng trên xuống dùng xào để đẩy xuồng đi tới
Nếu đồng ruộng nào nước sâu thì người đẩy côn có thể đứng trên xuống dùng xào để đẩy xuồng đi tới
 
Đây là cái nơm dùng để bắt cá khi đẩy côn
Đây là cái nơm dùng để bắt cá khi đẩy côn
 
Những chỗ nước cạn, anh Toàn phải lội xuống đẩy xuồng
Những chỗ nước cạn, anh Toàn phải lội xuống đẩy xuồng
 
Khi cá va chạm với các thanh côn sẽ chúi xuống đất, tạo thành các tim nổi lên mặt nước
Khi cá va chạm với các thanh côn sẽ chúi xuống đất, tạo thành các tim nổi lên mặt nước
 
Người đẩy côn phải hết sức chú ý để phát hiện những chỗ cá chúi để dùng nơm bắt
Người đẩy côn phải hết sức chú ý để phát hiện những chỗ cá chúi để dùng nơm bắt
 
Người đẩy côn phải hết sức chú ý để phát hiện những chỗ cá chúi để dùng nơm bắt
Anh Toàn vừa bắt được một con cá lóc
 
Người đẩy côn phải hết sức chú ý để phát hiện những chỗ cá chúi để dùng nơm bắt
Những năm gần đây nguồn cá bị cạn kiệt do có nhiều người dân thiếu ý thức trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
 
Nguyễn Hành - Nhân Nguyễn
 
Chuyên mục: Đời Sống

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *