Doanh Nhân 21/02/2015 07:57

Điểm mặt những đại gia tuổi Mùi nức tiếng trên thương trường Việt

Trên thương trường, không ít doanh nhân Việt nổi tiếng là người tuổi Mùi. Trong danh sách 200 người giàu nhất sàn chứng khoán hiện nay, có 14 người tuổi Mùi, tương ứng chiếm tỷ lệ 7%.

Ất Mùi 2015 là năm con Dê vàng. Theo tử vi, người tuổi Mùi có khát vọng mãnh liệt, có chí tiến thủ, giỏi giao tiếp, quan hệ rộng. Với tính cách này, nếu người tuổi Mùi biết chuyên tâm vào công việc thì cũng có thể "tay không phất lên". Hơn nữa, người tuổi Mùi thường có suy nghĩ tinh tế và sự tài hoa hơn người. Nếu biết tận dụng triệt để những thế mạnh này thì tự khắc sẽ thu được thành tựu đáng kể.

Năm Dê vàng được cho là năm thịnh vượng, phát tài, phát lộc.
Năm Dê vàng được cho là năm thịnh vượng, phát tài, phát lộc.

Trên thương trường, không ít doanh nhân Việt nổi tiếng là người tuổi Mùi. Trong danh sách 200 người giàu nhất sàn chứng khoán hiện tại, có 14 người tuổi Mùi, tương ứng chiếm tỷ lệ 7%.

Tổng tài sản của 14 người này khoảng 2.264 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Hồng Nam là người có tài sản lớn nhất với 684 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hồng Nam sinh năm 1967, là em trai của ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI. Không trực tiếp đứng tên nắm giữ cổ phiếu SSI nhưng Công ty Bất động sản Sài Gòn Đan Linh do ông Nam đứng đầu hiện đang nắm giữ hơn 25,2 triệu cổ phiếu SSI.

Số lượng đại gia tuổi Mùi nhiều nhất sinh năm 1955 (Ất Mùi). Người có tài sản lớn nhất trong số này là ông Đỗ Hữu Hạ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư dịch vụ Hoàng Huy (HHS). Với hơn 17 triệu cổ phiếu HHS, tài sản của ông Hạ trên sàn chứng khoán khoảng hơn 298 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong danh sách 14 người giàu có nhất trên sàn chứng khoán hiện nay có hai người nhỏ tuổi nhất cùng sinh năm Tân Mùi (1991) là Đặng Nguyễn Quỳnh Anh và Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh.

Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh là con gái bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đông quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần cơ điện lạnh REE. Tháng 1/2013, Nhất Hạnh gây xôn xao dư luận khi mua 1 triệu cổ phiếu REE, tăng lượng sở hữu từ 2,16 triệu lên 3,16 triệu đơn vị. Khi đó, trong tay nữ triệu phú 9x là khối tài sản ước tính 40 tỷ đồng, tương ứng 2 triệu USD. Nhất Hạnh là 9x đầu tiên lọt vào danh sách người giàu trên sàn chứng khoán năm 2013.

Năm 2014, số lượng cổ phiếu của Nhất Hạnh tiếp tục tăng lên nhờ nhận chuyển nhượng hơn 400.000 đơn vị, nhưng trước ảnh hưởng của pha loãng cổ phiếu nên tài sản của cô chỉ đạt khoảng 101 tỷ đồng.

Đặng Nguyễn Quỳnh Anh là con gái của ông Đặng Thành Tâm. Với khối tài sản có giá trị tương đương 7,6 triệu USD, Đặng Nguyễn Quỳnh Anh cũng đang nắm giữ danh hiệu “nữ 9X giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam”. Tháng 3/2014, Quỳnh Anh chính thức bước chính vào sàn chứng khoán khi mua thành công 10 triệu cổ phiếu Kinh Bắc City (KBC), tương đương 3,6% cổ phần của KBC và ước tính khoảng 126 tỷ đồng vào thời điểm đó.

Sinh năm 1967 (Đinh Mùi), ông Đinh Quang Chiến được biết đến là một trong những vị đại gia tuổi Mùi lừng danh nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ông Chiến đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các công ty bất động sản và chứng khoán, là thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung (SEB), Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Sông Đà 19 (SJM) và Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Sao Việt (SVS).

Do đó, danh mục đầu tư của ông Chiến khá lớn với các cổ phiếu NTL, SEB, SJM, SJD, SVS. Các cổ phiếu này mang về cho ông Chiến khối tài sản trị giá hơn 250 tỷ đồng.

Và trong danh sách các doanh nhân tuổi Mùi thành danh trên thương trường Việt có nhiều người giữ vị trí chủ chốt trong các ngân hàng.

Ông Lê Hữu Đức (sinh năm Ất Mùi 1955), nhận chức Chủ tịch Ngân hàng Quân đội MB vào cuối tháng 4/2011, thời điểm ngân hàng chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM. Tổng tài sản của MB hiện hơn 203.000 tỷ đồng - lớn nhất trong khối ngân hàng không có cổ phần Nhà nước chi phối. Theo kế hoạch, trong năm 2015 này, MB sẽ tăng vốn điều lệ từ 11.256 tỷ lên 15.500 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đối tác chiến lược và cổ đông nước ngoài.

Tốt nghiệp tiến sỹ tại Học viện Quốc phòng, bên cạnh nhiệm vụ lãnh đạo một đơn vị kinh tế, ông Đức đang giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu quốc hội và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Bà Nguyễn Thị Nga (sinh năm Ất Mùi 1955), Chủ tịch ngân hàng Đông Nam Á (SeABank). Bà Nguyễn Thị Nga là 1 trong 3 cái tên lọt vào danh sách “Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2014” do Tạp chí Forbes công bố, cùng với Chủ tịch Tập đoàn sữa Vinamilk - bà Mai Kiều Liên và Chủ tịch kiêm CEO của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE - bà Nguyễn Thị Mai Thanh.

Bà Trần Hải Anh (SN Đinh Mùi 1967), Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc Dân (NCB). Đến với Ngân hàng Quốc dân đúng thời điểm ngân hàng này tự tái cơ cấu năm 2013, bà Trần Hải được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kể từ tháng 2/2014 và bầu bổ sung vào Hội đồng quản trị tháng 10. Hiện vị CEO của NCB nắm hơn 12,5 triệu cổ phần NCB, tương đương tỷ lệ sở hữu 4,15%, cao nhất trong số các cổ đông nội bộ của ngân hàng.

Cùng sinh năm Đinh Mùi, trong giới ngân hàng còn có hai vị chủ tịch là ông Kiều Hữu Dũng - Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) và ông Võ Quốc Thắng - Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank).

Ông Kiều Hữu Dũng nhận chức Chủ tịch Sacombank vào tháng 4/2014, trước đó, ông có hơn 12 năm làm việc tại Vụ hợp tác quốc tế (Ngân hàng Nhà nước), rồi làm Chủ tịch Công ty Chứng khoán ACB đến Chủ tịch Chứng khoán Sacombank… Hiện tại, dù giữ vị trú Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, nhưng ông Dũng không nắm cổ phần nào tại ngân hàng này.

Còn ông Võ Quốc Thắng, xuất thân từ một gia định có truyền thống làm gạch tại Long An, năm 1993, ông Thắng đứng ra thành lập ông ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất - xây dựng - thương mại Đồng Tâm, chuyên sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng. Đến nay, công ty của ông đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng với tổng tài sản gần 2.700 tỷ đồng vào cuối năm 2013. Đây cũng là thời điểm ông Thắng dấn thân vào lĩnh vực ngân hàng khi giữ vị trí Chủ tịch Sacombank từ đó cho đến nay.

Ngoài ra, ông Thắng còn được gọi là “bầu Thắng” khi đứng ra thành lập Câu lạc bộ bóng đá Đồng Tâm và làm Chủ tịch Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Là một người đa tài, ông Thắng còn giữ một loạt các chức vụ khác như: Ủy viên Đoàn chủ tịch của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc, thành viên Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam...

Nguyễn Hiền

Chuyên mục: Doanh Nhân

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *