Doanh nghiệp 19/05/2014 12:42

Ông Đoàn Quốc Việt: Đại gia cũng ngại bị thâu tóm

Đang có nhiều đề xuất giữ quyên tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định Hội đồng thành viên là 65%, thay vì mức 51% như dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) vì lo ngại thâu tóm.

Ông Đoàn Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BIM 

Tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định Hội đồng thành viên xuống 51% đối với quyết định thông thường và 65% đối với quyết định đặc biệt của dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đang khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm. Hiện tại, tỷ lệ này tương ứng là 75% và 65%.

Việc sửa đổi này, theo giải trình của Ban soạn thảo, là giải quyết phức tạp, thậm chí là bất lợi và tốn kém quá mức về thời gian, tiền bạc cho công ty trong việc tổ chức các cuộc họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông, nhất là các công ty đại chúng.

Trong khi đó, mục tiêu bảo về cổ đông thiểu số của quy định này lại không đạt được khi các cổ đông nhỏ không quan tâm đến quyền lợi của mình, chỉ dùng cổ phiếu mua bán.

Thậm chí, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (UBCKNN) cho biết, đa phần các công ty niêm yết không đáp ứng đủ tỷ lệ này khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất.

Thực tế này gây bất lợi cho công ty, cổ đông công ty nói chung, đặc biệt là cổ đông lớn. Đây cũng chính là lý do nhiều ý kiến lo ngại việc giảm tỷ lệ này sẽ không bảo vệ cổ đông thiểu số. Vì với tỷ lệ 51%, nhiều trường hợp chỉ cần một cổ đông lớn lên tiếng là quyết định được việc thông qua hay không quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Tuy nhiên, ông Đoàn Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BIM, cổ đông lớn của Tập đoàn BIM là đề xuất phương án giữ nguyên như hiện tại. “Tôi ủng hộ việc Luật sửa theo hướng thông thoáng hơn cho doanh nghiệp nhưng nên giữ ở tỷ lệ 65% để tránh nguy cơ bị thâu tóm, mất ổn định doanh nghiệp”, ông Việt nói.



Theo ông Việt, việc giữ nguyên tỷ lệ này không có nghĩa là doanh nghiệp muốn cửa đóng then cài, không muốn đổi mới, công khai, minh bạch. Chỉ có điều, khi các cổ đông nắm 65% thì mới chứng tỏ họ có đủ tiềm lực, đủ tâm huyết để nắm quyền điều hành doanh nghiệp, thay vì chỉ gom cho đủ một số vốn nhất định.



"Thực tế các thương vụ thâu tóm vừa qua ở Việt Nam, có nhiều ông chủ bỗng chốc mất doanh nghiệp chỉ vì một nhóm cổ đông gom đủ số cổ phần, nhưng không có đủ thời gian, tâm huyết thực sự với doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng, có những doanh nghiệp đã tan rã", ông Việt nói.

Theo Đoàn Quốc Việt

Đầu tư

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *