Doanh nghiệp 27/01/2019 07:04

Nữ đại gia và chiếc Phantom “thất trùng” đen đủi; bi kịch cuối năm của “bông hồng vàng”

Vài ngày qua, liên tiếp những thông tin về nữ đại gia quê Bình Định bị bắt và số phận chiếc xe Roll Royce Phantom “thất trùng” rất được bạn đọc chú ý. Bên cạnh đó, “bông hồng vàng” một thời thua lỗ cả nghìn tỷ đồng trong năm qua cũng là thông tin được bạn đọc quan tâm theo dõi.

Bà Dương Bạch Diệp và siêu xe Rolls Royce Phantom

Nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp , Giám đốc Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương giữa năm 2014 dính tin đồn bị bắt, chết, tự tử, bán xe... Lúc đó, bà Diệp từng nói: “Tôi vẫn sống, làm việc tại địa chỉ 26 Lê Văn Hưu, vẫn thường xuyên đi nước ngoài. Những tin đồn hoàn toàn vu khống".

diep-bach-duong-1548426509880.jpg

Về chiếc siêu xe Rolls Royce Phantom BKS 77L-7777, bà Diệp cho biết đây là xe của con gái, con trai và con rể hùn hạp mua tặng nhân dịp sinh nhật bà.

Ngày 25/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bắt tạm giam doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp.

Về chiếc siêu xe Rolls Royce Phantom BKS 77L-7777, bà Diệp cho biết đây là xe của con gái, con trai và con rể hùn hạp mua tặng nhân dịp sinh nhật bà. Chiếc xe này đặt mua vào ngày 23/11/2007.

Bà Diệp đã thanh toán tiền mua xe qua ngân hàng nước ngoài bằng tiền cá nhân chứ không có chuyện mua xe bằng tiền vay của ngân hàng.

Về biển số “siêu khủng” 77L-7777, có thông tin cho rằng bà phải đánh đổi bằng 2 sân tennis. Tuy nhiên bà Diệp bác bỏ và cho biết, biển số này là mấy anh em công an tỉnh Bình Định, quê hương của bà tặng.

“Nhiều tin đồn biển số thất trùng và có ác ý với biển số xe này của tôi. Nhưng tôi thấy số 7 là con số đẹp. Trùng với mã biển số tỉnh Bình Định, quê hương mình nên tôi rất trân trọng”, bà Diệp lý giải.

Năm 2014, khi tin đồn bị bắt, nợ ngân hàng số tiền "khủng" lên đến 3.700 tỷ đồng, bà Diệp từng nói chiếc xe mang quá nhiều phiền phức. Bà từng tuyên bố sẽ bán xe vào năm 2015 và dành toàn bộ số tiền này để làm từ thiện.

Tuy nhiên, sau lần tuyên bố đó, không thấy thông tin gì thêm về chiếc siêu xe này.

Một năm biến động "đốt" hơn 1.000 tỷ đồng của bầu Kiên

Cổ phiếu ACB trong thời gian gần đây gần như đi ngang với mức tăng khiêm tốn trong suốt 1 tháng giao dịch đạt 0,69% và ghi nhận sụt giảm 10,14% trong 1 năm.

ACB từng đạt mức giá hơn 44.400 đồng vào 9/4/2018, thời điểm thị trường đang tăng nóng. Tuy nhiên, sự thoái trào của chỉ số sau đó cũng kéo theo mức giảm tại các mã cổ phiếu ở trên sàn. So với mức đỉnh, ACB hiện đã mất 15.067 đồng/cổ phiếu, mất 34,04% giá trị.

bau-kien-1548372718655.jpg

Tính theo thị giá của ACB thì vợ chồng bầu Kiên đang có 2.046 tỷ đồng, giảm tới 1.055,7 tỷ đồng so với mức đỉnh tháng 4/2018.

Thời gian qua, mặc dù đã thực hiện rút gần hết vốn khỏi Vietbank, song ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và người thân vẫn còn sở hữu lớn tại ACB.

Gia đình bầu Kiên đang nắm trên 10% cổ phần ACB và cùng gia đình ông Trần Mộng Hùng đồng sở hữu trên 5% cổ phần thông qua nhóm công ty của Tập đoàn tài chính Á Châu (AFG).

Trong đó, ông Kiên sở hữu 31,57 triệu cổ phiếu còn bà Đặng Ngọc Lan sở hữu trên 38,5 triệu cổ phiếu ACB. Tính theo thị giá của ACB thì vợ chồng bầu Kiên đang có 2.046 tỷ đồng, giảm tới 1.055,7 tỷ đồng so với mức đỉnh tháng 4/2018.

Lỗ trên 1.200 tỷ đồng: Bi kịch cuối năm của “Bông hồng vàng”

Võ Thị Thanh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Thuận Thảo vừa có công văn giải trình về kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2018.

Doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty này lại bị giảm mạnh tới 35,49% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 4 tỷ đồng. Thu không đủ bù chi dẫn tới lợi nhuận thuần của doanh nghiệp tiếp tục rơi vào tính trạng âm.

thuan-thao-1548322460684.jpg

Doanh nghiệp của bà Võ Thị Thanh vẫn đang phải "vùng vẫy" trong những con số thua lỗ, nợ nần khổng lồ, dai dẳng

Thuận Thảo ghi nhận lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý IV/2018 gần 40,86 tỷ đồng. Cộng thêm phần lãi khiêm tốn từ hoạt động khác, Thuận Thảo báo lỗ trước thuế cũng như lỗ sau thuế trong quý IV là 40,58 tỷ đồng, giảm lỗ 5,17 tỷ đồng tương ứng giảm lỗ 11,3% so cùng kỳ 2017.

Như vậy, tính đến ngày 31/12/2018, Thuận Thảo đã ghi nhận gần 1.241,7 tỷ đồng lỗ lũy kế. Qua đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này âm đến 794,8 tỷ đồng.

Tổng tài sản của Thuận Thảo theo ghi nhận tại báo cáo tài chính chỉ còn hơn 747 tỷ đồng vào cuối năm 2018, trong đó, tài sản cố định đã chiếm gần 95%, tương ứng 707 tỷ đồng.

Tài sản ông Trịnh Văn Quyết “xuống đáy”

Phiên giao dịch sáng ngày 24/1 tiếp tục chứng kiến đà sụt giảm của cổ phiếu ROS. Theo đó, mã này đã mất thêm 450 đồng tương ứng 1,28% xuống còn 34.700 đồng và cũng là mức giá thấp nhất trong vòng 1 năm qua của ROS.

trinh-van-quyet-1548312798298.jpg

Ông chủ FLC Faros Trịnh Văn Quyết

Điều này cũng đồng nghĩa, giá trị tài sản của đại gia Trịnh Văn Quyết cũng đang lùi về mức thấp nhất trong năm, đạt khoảng 13.263 tỷ đồng.

Thế Hưng

Chuyên mục: Doanh nghiệp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *