Doanh nghiệp 20/02/2014 09:53

Mobifone tách khỏi VNPT: Phép gỡ hay tạo “vòng kim cô”?

MobiFone có tiếp tục trở thành “thế chân vạc” như kì vọng hay lại giống như Beeline, Gtel…? VNPT có thể phát triển như thường khi thiếu trụ cột MobiFone? là những vấn đề vẫn gây tranh cãi khi quyết định tách MobiFone ra khỏi VNPT đang gần kề.

Việc cổ phần hóa MobiFone đang đặt ra cấp thiết. Ảnh: ST

 

Chia tách là tất yếu

 

Thị trường viễn thông Việt Nam được đánh giá là một trong 5 nước có mức độ rất cạnh tranh. Thế nhưng, nghịch lý là sự cạnh tranh này lại chỉ tồn tại trong 3 DN vốn chiếm đến 95% thị phần và đều do Nhà nước nắm chủ sở hữu.

 

Tại buổi toạ đàm "Tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam" do Câu lạc bộ nhà báo Công nghệ thông tin tổ chức ngày 14-2, TS. Mai Liêm Trực, chuyên gia trong ngành viễn thông ví von: “Cạnh tranh ở thị trường viễn thông giống như ông bố cho 3 con ra ở riêng, nếu 3 đứa con hoàn toàn tự chủ về tài chính thì khác, nhưng ông bố lại vẫn làm chủ khối tài sản, nên cạnh tranh chưa hoàn chỉnh. Thực tế này khiến cho những quyết định hành chính được đưa ra, như sáp nhập EVN Telecom mà lẽ ra phải đấu thầu… Bức tranh DN và thị trường sẽ khác nếu như không có những quyết định hành chính như vậy”. Trong bối cảnh đó, đề án tái cơ cấu thị trường viễn thông được đưa ra với trọng tâm là tách MobiFone ra khỏi… VNPT, thành lập Tổng công ty Thông tin di động, tiến tới cổ phần hoá được kỳ vọng sẽ gỡ “nút thắt” của thị trường.

 

Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Ciem), việc MobiFone có công nghệ tốt được cổ phần hoá vừa tạo áp lực với hai DN còn lại, vừa giúp Nhà nước mạnh tay hơn trong quản lý cơ sở hạ tầng. Chỉ cần ít nhất một trong ba “chân vạc” không thuộc chủ sở hữu Nhà nước, việc cổ phần hoá MobiFone sẽ là phương tiện để đi đến một thị trường cạnh tranh đúng nghĩa.

 

Tái cơ cấu có thực chất?

 

Dù trước đây VNPT không muốn “dứt” đứa con của mình ra, nhưng đến nay ngay cả người trong cuộc cũng phải thừa nhận, chuyện chia tách là cơ hội cho DN. Theo ông Lê Ngọc Minh, Chủ tịch MobiFone, khi đi vào hoạt động độc lập, MobiFone sẽ triển khai đa dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thay vì chỉ giới hạn trong kinh doanh viễn thông di động. Với quy mô doanh thu, lợi nhuận, bộ máy hiện có, nhu cầu tự chủ độc lập ngày càng cao nên để chủ động đầu tư, việc tách ra hoạt động độc lập sẽ là cơ hội cho MobiFone để mở rộng quy mô, khả năng phát triển.

 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng tỏ ra khá lo ngại về hiệu quả tái cơ cấu của VNPT nói riêng và thị trường viễn thông nói chung. TS. Mai Liêm Trực cho biết, chuyện cổ phần hoá MobiFone đã đưa ra từ rất lâu song “mãi không làm được”, nên đã để lại hệ lụy cho công ty mẹ là VNPT. “Nếu cổ phần hóa VNPT từ 2006 theo chủ trương của Thủ tướng thì vẫn có thể chiếm được 80% cổ phần của MobiFone, chứ không phải bây giờ chia đôi VNPT và cạnh tranh với nhau”, ông Trực nói.

 

Thực tế, trong 62 công ty mà VNPT dự kiến chuyển phần vốn góp, đã có nhiều DN lỗ trong năm 2012. Đơn cử như Công ty Tài chính Bưu điện lỗ 635 tỷ  đồng, hệ thống vệ tinh Vinasat 1 và 2 lỗ 411 tỷ đồng... Theo các chuyên gia, đây sẽ là gánh nặng cực kì lớn khi MobiFone tách ra thành lập công ty mới. Hơn nữa tổng doanh thu VNPT năm 2013 lại thấp hơn Viettel, nên nếu tách ra, thì việc không đủ sức cạnh tranh với Viettel là chuyện có thể xảy ra. Ngay cả ông Minh cũng phải thừa nhận, dù hoạt động độc lập mang lại nhiều lợi thế, nhưng nhiều gánh nặng khác được giải quyết như thế nào thì vẫn là câu chuyện còn bỏ ngỏ.

 

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam băn khoăn: “Ai cũng mong tách MobiFone ra để có 3 tập đoàn mạnh nhưng cơ sở gì để đảm bảo là MobiFone hay VNPT vẫn tiếp tục mạnh. Bởi bài học từ Beeline, Gtel, SPT, lúc đầu mạnh nhưng sau cũng đi xuống... vẫn còn đó”. Ngay cả ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng cho rằng, tái cơ cấu cũng chỉ là một phương án để tối ưu hoá trong thời điểm hiện tại. Còn việc DN có tiếp tục phát triển được hay không thì chưa ai nói trước được.

 

Với những DN tư nhân như CMC, điều lo ngại nhất là tái cơ cấu không đi vào thực chất và 3 “ông lớn” vẫn thuộc Nhà nước, thì chắc chắn DN tư nhân sẽ không có cửa. Thực tế, chuyện cho “con” ra ở riêng của VNPT đã dùng dằng từ nhiều năm nay, nên các chuyên gia cho rằng mấu chốt chính là phải minh bạch hoá, công bố rộng rãi thông tin trong thoái vốn, thay đổi cung cách, kỹ năng quản lý, chuyển giao công nghệ, tạo dựng lòng tin cho thị trường. Có như vậy, mới tạo được áp lực cạnh tranh trên cấu trúc thị trường.

 

Theo An Sơn

Báo Hải quan

“Thẩm quyền xử lý vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước giờ thuộc Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an. Có thể sẽ đình chỉ vụ án nếu xác định ông Ngọ là người liên quan duy nhất”.

Đó là khẳng định của thẩm phán Trương Việt Toàn - Phó Chánh Tòa Hình sự, TAND TP Hà Nội khi trao đổi với Tiền Phong. Ông Toàn chính là chủ tọa phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, em trai ông Dương Chí Dũng, người ra quyết định khởi tố vụ án trên ngày 8/1.

Ông là người ra quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, sau khi xem xét các yếu tố, nhất là lời khai của bị án Dương Chí Dũng cho rằng được Thứ trưởng Bộ Công an - ông Phạm Quý Ngọ “mật báo” bị bắt giam để bỏ trốn. Vụ án đó đang ở giai đoạn nào rồi, thưa ông?

Ngay khi khởi tố vụ án, tôi đã chuyển toàn bộ hồ sơ cùng các tài liệu liên quan sang Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an để họ xử lý tiếp theo, căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Thẩm quyền giải quyết vụ án này giờ thuộc cơ quan ANĐT - Bộ Công an.

Việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ vừa qua đời, vậy hướng xử lý tiếp theo của vụ án này sẽ như thế nào, theo thẩm phán?

Tôi đang nghĩ nhiều đến Điều 107 của Bộ luật Tố tụng Hình sự (những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự - PV), theo đó, nếu ông Ngọ được xác định là người duy nhất liên quan vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, vụ án sẽ phải đình chỉ.

Còn nếu cơ quan điều tra, qua xác minh, nhận thấy còn những đối tượng khác liên quan, nhưng chưa rõ là ai, họ vẫn tiếp tục thụ lý quyết định khởi tố vụ án để điều tra bình thường. Khi hết thời hạn điều tra mà vẫn chưa làm rõ được bị can, cơ quan điều tra có thể sẽ áp dụng Điều 160 Bộ luật Tố tụng Hình sự để tạm đình chỉ điều tra, xử lý sau.

Cảm ơn ông.
Chuyên mục: Doanh nghiệp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *