Doanh nghiệp 14/02/2015 08:55

Masan Group gặt doanh thu hơn 16.000 tỷ đồng năm 2014

FICA - Tập đoàn đã mở rộng thị trường hàng tiêu dùng lên 9 tỉ USD trong năm 2014 qua việc định nghĩa lại ngành hàng hiện tại và tham gia vào ngành hàng mới, như đồ uống không cồn (Vinacafe và Vĩnh Hảo), và gần đây nhất là ngành bia.

Masan Group bắt đầu gặt thành quả từ chiến lược kinh doanh dài hơi
 
Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (Masan Group - mã chứng khoán: MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh chưa kiểm toán năm 2014. 
 
Theo đó, trong năm vừa rồi, việc tập trung vào xây dựng kinh doanh dài hạn của tập đoàn đã bắt đầu có kết quả - tăng trưởng doanh thu; lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao (EBITDA) và lợi nhuận thuần cao kỷ lục trong năm 2014 với tỉ lệ tương ứng là 34,7%, 55,4% và 44,2%. 
 
Doanh thu đạt 16.100 tỷ đồng cho cả năm 2014, tăng 34,7% so với năm 2013. Lợi nhuận trước lãi, khấu hao và thuế (pro forma) đạt 3.999 tỷ đồng trong năm 2014, tăng 55,4% so với năm 2013 (số liệu pro forma, cho mỗi kỳ báo cáo và kỳ so sánh tương ứng, được tính toán bằng cách loại bỏ tác động của các khoản phân bổ lợi thế thương mại, tài sản hữu hình và tài sản vô hình phát sinh từ các thương vụ M&A của Tập đoàn trong quá khứ, cũng như điều chỉnh các khoản chi phí bất thường phát sinh đột biến trong giai đoạn hoạt động ban đầu của mỏ Núi Pháo).
 
EBITDA biên đạt 24,9% trong năm 2014 so với 21,6% trong năm 2013. Lợi nhuận biên trong mảng kinh doanh tiêu dùng tăng từ 41,9% trong năm 2013 lên 44,1% trong năm 2014 nhờ cắt giảm chi phí và tăng năng suất, trong khi ngành hàng khoáng sản thì EBITDA biên proforma đạt 39,9% trong 2014.
 
Lợi nhuận thuần pro forma đạt 3.116 tỷ đồng trong năm 2014, tăng 44,2% so với năm 2013, nhờ vào hoạt động tài nguyên đã thành công trong việc phát triển từ một loại tài sản thành hoạt động kinh doanh có lợi nhuận. Trong khi đó, lợi nhuận của Tập đoàn trong nữa đầu năm 2014 bị ảnh hưởng bởi lãi và chi phí khấu hao do hoạt động tài nguyên của Núi Pháo đã hoàn thành xong giai đoạn vận hành thử nhưng lợi nhuận thuần của Tập đoàn được cải thiện rất nhiều trong nửa sau của năm 2014 và đã giúp bù đắp các khoản lỗ phát sinh trong nữa đầu năm 2014.
 
Tại thông cáo báo chí, Masan Group cho biết, tập đoàn đã mở rộng thị trường hàng tiêu dùng từ 1,1 tỷ USD trong năm 2013 lên đến 9 tỉ USD trong năm 2014 qua việc định nghĩa lại ngành hàng hiện tại (nước chấm trở thành gia vị và mì ăn liền trở thành thực phẩm tiện lợi), và tham gia vào ngành hàng mới, như là đồ uống không cồn (Vinacafe và Vĩnh Hảo), và gần đây nhất là ngành bia (với thương hiệu "Sư Tử Trắng"). 
 
Thị trường hứa hẹn sẽ mở rộng hơn nếu tập đoàn cộng thêm ngành thịt đã qua chế biến (Masan Group đã mua lại công ty Saigon Nutri Food vào tháng 12/ 2014), đây là ngành chiếm 1 phần trong thị trường thịt của Việt Nam có giá trị khoảng 18 tỷ USD. 
 
Quan trọng hơn, Masan Group đã xây dựng nền tảng hoạt động với khả năng xây dựng thương hiệu mà có thể thành công ở cả ở phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân. Tập đoàn cũng có mạng lưới phân phối hàng tiêu dùng nhanh sâu nhất ở Việt Nam mà bản thân là một trong số ít các công ty có một sự hiện diện mạnh mẽ ở cả hai kênh phân phối cửa hàng và hàng quán. Thêm vào đó, để đẩy mạnh thâm nhập sâu vào mảng kinh doanh hàng tiêu dùng, Masan Group đã phát hành thành công trái phiếu 10 năm trong năm 2014 được đảm bảo bởi CGIF, một quỹ ủy thác của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Giao dịch này mang tính bước ngoặc đã bổ sung 2.100 tỷ đồng vào nguồn tiền mặt của Masan Group đạt 9.208 tỷ đồng (gồm đầu tư ngắn hạn) vào cuối năm 2014.
 
Mảng kinh doanh tài nguyên – mảng kinh doanh không cốt lõi cũng đã chuyển đổi thành một doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và nhắm đến trở thành người dẫn đầu toàn cầu: Mỏ Núi Pháo đã bắt đầu đóng góp vào kết quả kinh doanh của Tập đoàn trong năm 2014 (EBITDA đạt 1.127 tỷ đồng và lợi nhuận thuần dương trong năm đẩy mạnh sản xuất). Núi Pháo là một mỏ vonfram lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, và hoạt động với chi phí sản xuất thấp nhất thế giới của loại khoáng sản này. Mỏ Núi Pháo trở thành một thành viên quan trọng hơn trong thị trường vonfram quốc tế và đang tiến hành việc cải thiện năng suất và tăng cường quy mô hoạt động. Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, hoạt động kinh doanh của vonfram sẽ mang lại nguồn tiền và có thể thấy rõ là có thể tăng sản lượng giúp Masan Group có nhiều cơ hội trong tương lai.
 
Tương tự, mảng đầu tư tài chính tại Techcombank cũng được hưởng lợi từ việc tái cơ cấu ngành ngân hàng trong nước. Techcombank đang bắt đầu nổi lên như một ứng viên hàng đầu với cấu trúc tài chính mạnh. Trong năm 2014, Techcombank đã đạt tăng trưởng nhảy vọt đạt mức 61,4% lợi nhuận trước thuế trong năm 2014.
 
Theo đó, năm 2014, Techcombank gặt lợi nhuận trước thuế 1.417 tỷ đồng, tăng 61,4% so với năm 2013 - kết quả khả quan dù trích phòng dự phòng 2.258 tỷ đồng trong năm 2014, điều này cũng đồng nhất với chiến lược thực hiện cải thiện cấu trúc tài sản.
 
Thu nhập lãi thuần năm 2014 tăng 33,1% so với năm ngoái. Việc giới thiệu những sản phẩm mới và thu nhập khác, thu nhập phí và hoa hồng thuần trong năm 2014 đạt 1.123 tỷ đồng, tăng 52,5% so với 2013. Các chỉ số khác gồm hệ số khả năng thanh toán lãi vay và chi phí/ thu nhập cũng có cải thiện. Tỷ tiền gửi vẫn giữ ở mức thận trọng là 61,5%. Tính đến ngày 31/12/2014, tỉ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 15,7%, cao hơn nhiều so với mức 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
 
Mai Chi
Chuyên mục: Doanh nghiệp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *