Doanh nghiệp 18/09/2020 16:24

Huawei bước vào thế giới mới: Lệnh cấm của Mỹ sẽ ảnh hưởng lớn tới công nghệ toàn cầu

Bắt đầu từ 15/9, tương lai của Huewei sẽ thay đổi hoàn toàn bởi lệnh cấm mà Mỹ đưa ra. Sự vươn lên của hãng với tư cách là nhà sản xuất thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới trong thập kỷ qua có nguy cơ sẽ bị chững lại.

Theo các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Bộ Thương mại Mỹ được áp dụng vào 17/8, tất cả các nhà cung cấp không phải người Mỹ trên toàn thế giới sẽ phải ngừng giao hàng cho Huawei nếu sản phẩm của có họ chứa công nghệ của Mỹ. Các nhà cung cấp này sẽ cần giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ nếu họ muốn duy trì hoạt động kinh doanh với nhà vô địch công nghệ Trung Quốc Huawei.

Điều nguy hiểm nhất mà Huawei phải đối mặt đó là vấn đề liên quan đến các thành phần quan trọng để tạo nên sản phẩm của hãng, từ các chất bán dẫn quan trọng đến màn hình, ống kính máy ảnh và thậm chí cả bảng mạch in. Huawei đã dự trữ tất cả các loại chip tồn kho kể từ cuối năm 2018, nhưng không rõ liệu công ty có được dự trữ đầy đủ các linh kiện điện tử như màn hình tiên tiến và ống kính máy ảnh hay không.

Wu Chia-chau, Chủ tịch của Nanya Technology cho biết. “Các thiết bị điện tử rất phức tạp. Nếu không có bất kỳ thành phần nào, bạn không thể lắp ráp các thiết bị hoàn chỉnh như điện thoại thông minh hay máy tính xách tay.”

Su Tze-yun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia Đài Loan, đồng thời là chuyên gia về chuỗi cung ứng cho biết, Huawei có thể tìm thấy một số linh kiện thay thế cấp thấp. Nhưng điều đó có thể khiến các sản phẩm của Huawei trở nên kém cạnh tranh hơn nhiều so với các sản phẩm khác trên thị trường và thậm chí nó có thể quay trở về thời điểm lạc hậu như 10 năm trước đây.”

Trong nội bộ của Huawei - với hơn 190.000 nhân viên và doanh thu hơn 850 tỷ nhân dân tệ (124 tỷ USD) - có nguy cơ sẽ mất đi nhiều nhân tài. Công ty đã mất đi hàng trăm nhân viên vào tay các đối thủ.

Một nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất điện thoại di động Huawei ở Dongguan, Trung Quốc. 

Một giám đốc điều hành ngành chip cho biết: “Nhóm phát triển chip của Huawei, những người đã từng làm việc suốt ngày đêm, giờ đây có thể đột nhiên được làm việc với cường độ ít hơn. Nhiều nhân viên đang chờ đợi những nhiệm vụ quan trọng tiếp theo mà công ty giao phó, tuy nhiên, họ lại thấy rất nhiều điều bất ổn ở phía trước.”

Số phận của Huawei cũng đóng một vai trò quan trọng đối với ngành công nghệ toàn cầu.

Các nhà cung cấp trên thị trường sẽ phải chuẩn bị trước nguy cơ có thể mất đi một vị khách hàng lớn. Những người bán đối thủ của Huawei - bao gồm Apple, Samsung Electronics, Xiaomi, Oppo, Vivo, Ericsson và Nokia - đã sẵn sàng giành lấy thị phần. Trong khi đó, các công ty mua thiết bị 5G từ Huawei cũng sẽ phải tìm kiếm những nguồn hàng thay thế - với số lượng lớn đến nỗi có thể làm rung chuyển chuỗi cung ứng công nghệ.

Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ đã áp đặt lên Huawei

Sự gia tăng nhanh chóng của Huawei và mối liên hệ của Huawei với nhà nước Trung Quốc từ lâu đã là nguyên nhân khiến Mỹ lo ngại. Nhưng căng thẳng đã leo thang đáng kể dưới thời Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là kể từ khi Giám đốc tài chính Huawei Meng Wanzhou, bị bắt tại Canada sau yêu cầu của Mỹ, do những cáo buộc về vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran vào cuối năm 2018.

Tháng 5 năm ngoái, Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen thương mại – hay còn gọi là Danh sách thực thể - để hạn chế việc Huawei sử dụng các công nghệ của Mỹ, đồng thời yêu cầu các nhà cung cấp của Mỹ phải có được sự chấp thuận của chính phủ nếu muốn giao hàng cho Huawei.

Tháng 5 này, Washington đã thắt chặt hơn nữa đối với Huawei bằng cách hạn chế cả các nhà sản xuất nước ngoài - chẳng hạn như Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., nhà sản xuất chip tiếp xúc lớn nhất thế giới - xây dựng bất kỳ sản phẩm nào cho Huawei nếu họ sử dụng thiết bị của Mỹ.

Và tháng trước, Mỹ đã phát động làn sóng đàn áp thứ ba đối với Huawei, cấm tất cả các nhà cung cấp sử dụng công nghệ của Mỹ bán cho Huawei mà không có giấy phép chấp thuận của chính phủ nước này.

Tương lai của Huawei sẽ bị ảnh hưởng như nào?

Trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại thông minh của mình, Huawei cho đến nay đã thể hiện khả năng phục hồi bất chấp sự kìm kẹp của Mỹ. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 vừa qua, Huawei thậm chí đã vượt qua Samsung để trở thành nhà bán điện thoại thông minh lớn nhất thế giới. Nhưng vấn đề hiện đang ngày càng chồng chất.

Loạt chip Kirin của hãng, cung cấp năng lượng cho các điện thoại thông minh hàng đầu và được coi là biểu tượng cho năng lực đổi mới của hãng, có khả năng sẽ bị xóa sổ bởi lệnh cấm của Mỹ. Tuần này, Huawei cũng cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng hệ điều hành HarmonyOS 2.0 của riêng mình trên điện thoại thông minh bắt đầu từ năm sau, điều này cho thấy rằng Huawei đã không còn mong đợi tiếp tục hợp tác với Google và thừa nhận rằng việc thiếu hụt nguồn cung cấp chip sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán điện thoại thông minh của mình.

Tại thị trường Châu Âu doanh số bán hàng của Huawei đã giảm 16% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, trong khi Samsung và Xiaomi đạt mức tăng trưởng tương ứng 20% ​​và 48% so với cùng kỳ năm trước, theo công ty nghiên cứu Canalays.

Donnie Teng, một nhà phân tích của Nomura Securities, cho biết hoạt động kinh doanh di động của Huawei phải đối mặt với những bất ổn lớn.

Jeff Pu, nhà phân tích của GF Securities, cho biết nếu Mỹ không nới lỏng hạn chế thì các lô hàng điện thoại thông minh của Huawei thậm chí có thể giảm từ 195 triệu chiếc trong năm nay xuống chỉ còn 50 triệu chiếc vào năm tới.

Tình hình Huawei có thể thay đổi sau cuộc bầu cử Mỹ?

Bất kể ai sẽ thắng vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3 tháng 11 thì nhiều người tin rằng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn sẽ tiếp diễn khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cạnh tranh để giành vị trí tối cao về công nghệ.

Nhiều nhà quan sát thị trường và giám đốc điều hành trong ngành tin rằng nếu ở dưới thời Tổng thống Biden, có thể Mỹ sẽ có nhiều cơ hội đối thoại hơn với Trung Quốc và có thể Washington sẽ giảm bớt lệnh cấm đối với một số sản phẩm điện tử tiêu dùng ít liên quan đến an ninh quốc gia và các lĩnh vực quan trọng như mạng lưỡi lõi 5G và trí tuệ nhân tạo.

Thùy Dung

Theo Asia Nikkei

Chuyên mục: Doanh nghiệp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *