Chứng Khoán 20/04/2014 06:25

Chứng khoán tuần mới: Lo ngại “Margin Call”

Cho dù chưa có thông tin xác nhận cụ thể về hoạt động bán giải chấp (margin call), nhưng tâm lý lo ngại này có thể đẩy thị trường xuống sâu.

Trong tuần giao dịch từ ngày 14/4 đến 17/4, thị trường đã có những phiên giảm mạnh và chỉ có 1 phiên phục hồi kỹ thuật thứ Năm.

Trên sàn HOSE, với 4 phiên giảm điểm và 1 phiên tăng ngày thứ Năm, VN-Index giảm 35,24 điểm, tương đương giảm 5,87%, chốt tuần ở mức 565,33 điểm, xuyên thủng nhiều mốc hỗ trợ quan trọng 575 và 570 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 128,73 triệu đơn vị/phiên, tăng 10,91% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 2.336,36 đồng/phiên, tương đương tuần trước đó.

Giao dịch trên HOSE trong tuần qua

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

14/04/2014

596,11

-4,46(-0,74%)

128.080.220

2.587.250

15/04/2014

586,09

-10,02(-1,68%)

131.668.530

2.424.480

16/04/2014

574,29

-11,80(-2,01%)

149.242.265

2.476.200

17/04/2014

580,31

+6,02(+1,05%)

117.693.160

2.238.520

18/04/2014

565,33

-14,98(-2,58%)

116.972.898

1.955.350

Tổng

   

643.657.073

11.681.800

Tương tự, chỉ số HNX-Index trên sàn HNX cũng có 4 phiên giảm và 1 phiên hồi duy nhất ngày thứ Năm. Kết thúc tuần, HNX-Index giảm 6,91 điểm, tương đương giảm 7,9%, xuống 80,58 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 72,84 triệu đơn vị/phiên, giảm 18,21% so với tuần trước và tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 809,43 tỷ đồng/phiên, giảm 21,32% so với tuần trước.

Giao dịch trên HNX trong tuần qua

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

14/04/2014

86,79

-0,69(-0,79%)

61.010.956

736.220

15/04/2014

84,34

-2,46(-2,83%)

85.503.069

1.008.270

16/04/2014

82,62

-1,72(-2,04%)

94.638.510

1.003.460

17/04/2014

83,60

+0,99(+1,19%)

56.020.955

612.940

18/04/2014

80,58

-3,02(-3,62%)

67.045.001

686.280

Tổng

   

364.218.491

4.047.170

Tuần qua, hành động của nhà đầu tư nước ngoài luôn đi ngược với nhà đầu tư trong nước. Trong những phiên thị trường giảm mạnh do lực xả ồ ạt của nhà đầu tư trong nước, thì khối ngoại lại gom mạnh vào, trong khi phiên thứ Năm, khi thị trường hồi phục, nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng chốt lời.

Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng 13,62 triệu đơn vị, giá trị mua ròng 206,83 tỷ đồng. Trong khi tuần trước, khối này bán ròng gần 6 triệu đơn vị, giá trị bán ròng hơn 502 tỷ đồng.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần
 

Ngày

Khối lượng

 

Giá trị

   

Mua

Bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

14/04/2014

5.543.500

6.360.760

-817.260

149.930

242.000

-92.070

15/04/2014

9.178.310

5.939.450

3.238.860

303.930

243.690

60.240

16/04/2014

13.931.605

6.181.375

7.750.230

361.160

188.810

172.350

17/04/2014

7.996.850

7.661.870

334.980

253.880

281.810

-27.930

18/04/2014

4.956.315

1.841.910

3.114.405

159.500

65.260

94.240

Tổng

41.606.580

27.985.365

13.621.215

1.228.400

1.021.570

206.830

Trong đó, khối này mua vào 41,6 triệu đơn vị, trị giá 1.228,4 tỷ đồng và bán ra 27,99 triệu đơn vị, trị giá 1.021,57 tỷ đồng.

Nhận định của các công ty chứng khoán

Lo ngại Margin Call

CTCK BIDV (BSC)

Mô hình sóng Ending Diagonal Expanding trong báo cáo tuần trước đã đỗ vỡ khi VNIndex giảm sâu qua 586 điểm và nhiều khả năng mô hình đã dịch chuyển sang mô hình 2 đỉnh, với mức giảm điểm rơi vào khoảng từ 550-560 điểm.

Cho dù chưa có thông tin xác nhận cụ thể về hoạt động bán giải chấp (margin call), thì tâm lý lo ngại này vẫn đang hiện hữu trên thị trường và có thể đẩy thị trường xuống sâu. Hoạt động bắt đáy chung cần thận trọng và chỉ nên diễn ra khi thị trường giảm về vùng kháng cự tin cậy hơn quanh 550-560 điểm.

Mặt khác, chúng tôi cho rằng, bất kì thị trường tăng giá nào cũng có mức điều chỉnh từ 2 tuần đến 1 tháng sau chu kỳ tăng giá 3 - 4 tháng, quá trình điều chỉnh này hiện tại vẫn được nhìn nhận ở xu thế cấp 2 của lý thuyết Dow và do vậy hoạt động mua vào các cổ phiếu cơ bản giá hợp lý với tầm nhìn trung và dài hạn tiếp tục được khuyến nghị.

Ưu tiên nắm giữ tiền mặt

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Sau phiên phục hồi ngày thứ Năm, thị trường ghi nhận phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu năm trong phiên cuối tuần trước làn sóng bán tháo trên diện rộng trong khi lực cầu bắt đáy vẫn tỏ ra thận trọng. TTCK Việt Nam dánh dấu tuần giao dịch đáng thất vọng khi VN-Index và HNX-Index đánh mất 5,9% và 7,9% giá trị, qua đó thu hẹp đáng kể biên độ tăng kể từ đầu năm.

Phiên lao dốc mạnh mẽ ngày cuối tuần vượt dự báo của chúng tôi đưa ra trước đó trong bối cảnh thị trường gần như không đón nhận thông tin xấu đặc biệt. Áp lực cắt lỗ và hoạt động “margin call” tái diễn trở lại vẫn được xem là nguyên nhân chính giải thích cho phiên giảm điểm ngày hôm nay. Theo đó, các chỉ số đang xác lập xu thế giảm điểm rõ nét.

Diễn biến tiêu cực trong những phiên vừa qua cùng với sự thận trọng của dòng tiền khiến cho triển vọng phục hồi trong ngắn hạn trở nên khó khăn hơn. Về khuyến nghị đầu tư, một lần nữa chúng tôi tiếp tục khuyến nghị mạnh ưu tiên nắm giữ tiền mặt.

Khả năng giảm điểm sâu so với vùng hỗ trợ không nhiều

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS)

Thị trường ghi nhận tuần điều chỉnh giảm mạnh khi kiểm định không thành công ngưỡng cản kỹ thuật (mốc 610 điểm đối với VN-Index, đường MA12 đối với HNX-Index). Thị trường bước đầu có phản ứng với ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật, sau diễn biến giảm mạnh 3 phiên đầu tuần. Tuy nhiên, thực tế khối lượng giao dịch tăng khi thị trường giảm mạnh, giảm khi thị trường tăng cho thấy áp lực cung vẫn chiếm ưu thế.

Với thực tế nhiều cổ phiếu đã quay trở lại vùng giá tích lũy hấp dẫn, chúng tôi cho rằng, khả năng thị trường giảm điểm sâu so với vùng hỗ trợ không nhiều. Chúng tôi nghiêng về kịch bản thị trường dao động tích quanh vùng hỗ trợ ở thời gian còn lại của tháng 4.

Vẫn tiềm ẩn rủi ro

CTCK FPT (FPTS)

Thanh khoản tiếp tục ở mức thấp, thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư lướt sóng.Với dự đoán thị trường sẽ tiếp tục giảm điểm để tiến về vùng 550-555 đối với VN-Index và 76-78 đối với HNX-Index, nên đối với nhà đầu tư lướt sóng chưa nắm giữ cổ phiếu có thể tham gia bắt đáy khi VN-Index và HNX-Index tiến gần về vùng này. Tuy nhiên, việc lựa chọn cổ phiếu có thể xem xét các cổ phiếu có tốc độ giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm của thị trường.

Đối với nhà đầu tư lướt sóng vẫn nắm giữ cổ phiếu và chưa kịp bán thì nên kiên nhẫn chờ đợi thị trường hồi phục, tránh trường hợp bán đúng đáy.

Đối với nhà đầu tư dài hạn nên tranh thủ thị trường giảm về ngưỡng 550-555 để mua vào các cổ phiếu tiềm năng, cơ bản tốt, các cổ phiếu được hỗ trợ từ thông tin nới room, gia nhập TPP…

Có khả năng xuất hiện bulltrap

CTCK Bảo Việt (BVSC)

VN-Index trải qua một tuần điều chỉnh mạnh với 4 phiên lao dốc và duy nhất một phiên hồi mang tính kỹ thuật. Đặc biệt, tín hiệu trong phiên cuối tuần là khá xấu khi VN-Index phá mức đáy thiết lập hôm thứ Tư, đi kèm khối lượng giao dịch không có nhiều đột biến.

Giá giảm mạnh trong khi lực cầu mua vào không nhiều cho thấy sự thận trọng của người cầm tiền. Đà giảm điểm diễn ra trên diện rộng, không phân biệt bluechips hay penny.

Điểm nổi bật trong diễn biến giao dịch tuần qua là sự thay đổi hoàn toàn trong tâm lý nhà đầu tư. Từ chỗ kỳ vọng VN-Index sẽ vượt đỉnh, các phiên giảm mạnh của thị trường đi kèm thanh khoản yếu đã khiến nhà đầu tư hoang mang, đẩy mạnh bán tháo. Ngoài ra, áp lực giải chấp cũng có thể là một nguyên nhân không nhỏ khiến chỉ số mất điểm nhanh và mạnh. Những nhà đầu tư bắt đáy trong hai phiên gần đây hiện đang ở vị thế khá xấu. Áp lực cắt lỗ từ nhóm nhà đầu tư này có thể sẽ tác động tiêu cực tới diễn biến thị trường trong các phiên đầu tuần sau.

Chỉ số VN-Index có vùng hỗ trợ kế tiếp tại 555-560 điểm. Nhà đầu tư sau khi kéo tỷ trọng về mức thấp (20-30%), theo khuyến nghị của chúng tôi tiếp tục kiên nhẫn đứng ngoài quan sát, đợi phản ứng của chỉ số tại vùng hỗ trợ trên. Điều tiên quyết hiện nay là thanh khoản phải sớm tăng trở lại. Nếu chỉ số tăng điểm với khối lượng thấp thì rủi ro bulltrap sẽ lớn. Trong kịch bản tích lũy, thị trường sẽ cần thêm nhiều thời gian để có thể xác lập xu hướng tăng trở lại.

Dòng tiền có dấu hiệu rút khỏi thị trường

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

Chúng tôi cho rằng, đằng sau sự giảm điểm nặng, cũng như thanh khoản hao hụt liên tục là việc các nhà đầu tư cắt giảm tỷ trọng đòn bẩy hoặc bị ép giải chấp. Không có được phiên tăng điểm kế tiếp sau ngày 17/4 là một tín hiệu xấu.

Trên đồ thị, VN-Index tạo ra nến đỏ dài chạm đúng tới hỗ trợ 565. Hiện tại, giả thiết của chúng tôi rằng, thị trường giao dịch trong một khoảng tích lũy từ 565-610 đang chịu thử thách. Chúng tôi cho rằng, rủi ro lớn nhất của thị trường hiện tại là dòng tiền có dấu hiệu rút khỏi thị trường, thể hiện bằng thanh khoản thấp. Nếu mức 565 này không đứng vững được tại mức giá đóng cửa trong các phiên tới, chúng tôi cho rằng, đã đến thời điểm chốt lời sau xu hướng tăng kéo dài từ tháng 8 trở lại đây và đứng ngoài thị trường. Khi đó, đồ thị VN-Index có thể bước vào các mô hình khó giao dịch hơn. Trên sàn HNX, với các đỉnh và đáy sau thấp hơn, chỉ số HNX-Index đã tạo xu hướng giảm. Do vậy, chúng tôi khuyến nghị không năm giữ cổ phiếu trên sàn HNX

Sẽ tăng nhẹ phiên đầu tuần

CTCK Maritime Bank (MSBS)

Thị trường chứng khoán trong tuần giảm điểm mạnh với thanh khoản giảm đáng kể. Chỉ số VN-Index lần lượt phá vỡ nhiều mức hỗ trợ như 580, 770. Áp lực bán cắt lỗ và bán giải chấp tăng cao khiến lệnh bán giá đỏ, giá sàn trần ngập phiên giao dịch cuối tuần.

Chúng tôi nhận định, phiên giao dịch thứ Hai thị trường có thể sẽ tăng nhẹ. Thị trường tuần sau có khả năng xuất hiện thêm phiên điều chỉnh mạnh chạm mốc 560, sau đó thị trường bắt đầu hồi phục.

Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư không nên thực hiện giải ngân thời điểm hiện tại, nên giảm tỷ trọng đầu tư tại các cổ phiếu đầu cơ để hạn chế rủi ro. Chúng tôi giữ vững quan điểm thị trường chỉ đang điều chỉnh trong ngắn hạn; còn xét về trung và dài hạn thị trường vẫn đang trong xu hướng tăng.

 
Theo TL
ĐTCK
Chuyên mục: Chứng Khoán

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *