Chứng Khoán 05/10/2018 10:26

“Bắt mạch” tăng trưởng dòng cổ phiếu ngân hàng, bất động sản

Cổ phiếu ngành ngân hàng và bất động sản được đánh giá là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường với đóng góp tới 40% vào tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường và chiếm 47% giá trị giao dịch trung bình hàng ngày tính từ đầu năm 2018 đến nay.

Hình thành quan điểm và chiến lược đầu tư trong thời gian tới cũng như các năm tiếp theo sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc hai ngành này sẽ có xu hướng ra sao.

StoxPlus cho hay, trong 5 năm qua từ 2014 đến 2018, cổ phiếu ngân hàng và bất động sản thường có mức tăng trưởng tốt hơn so với toàn thị trường. Số liệu FiinPro cho thấy cổ phiếu hai ngành này đã đạt mức tăng trưởng 3 con số trong năm năm qua: Trong khi VN-Index chỉ dừng ở mức hai con số, ngành ngân hàng tăng 154,1%; cổ phiếu ngành bất động sản tăng 143,3% còn VN-Index tăng 96,5%.

Trong cùng kỳ, EPS của cả ngành ngân hàng và bất động sản có giảm nhẹ năm 2015 nhưng tăng trưởng bền vững cả 3 năm 2015, 2016, 2017 và được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2018.

 

Thứ nhất, nhìn lại 3 năm qua thì ngành ngân hàng có 3 câu chuyện chính tạo sự tăng trưởng gia cổ phiếu ngân hàng: (i) câu chuyện đóng góp của cho vay tiêu dùng và cụ thể là VPB và HDB; (ii) việc ghi nhận nguồn thu từ hoạt động bán bảo hiểm của các ngân hàng, điển hình là TCB, MBB và Sacombank; và (iii) gần đây nhất là câu chuyện tăng trưởng mạnh của dịch vụ ngân hàng bán lẻ/ cho vay cá nhân.

Vậy câu chuyện cuối năm 2018 và dự kiến 2019 tới đây sẽ là gì? Nhiều ý kiến có chung nhận định rằng sự tiếp tục tăng trưởng của tín dụng cá nhân và dịch vụ ngân hàng bán lẻ vẫn sẽ là yếu tố tạo đà cho tăng trưởng lời nhuận của ngành. Dĩ nhiên, chất lượng lợi nhuận sẽ tùy thuộc vào danh mục sản phẩm mà ngân hàng đó có thế mạnh và tập trung, ví dụ VIB chủ yếu mạnh về cho vay ô tô trong khi hầu hết các ngân hàng khác thì khá đa dạng và cho vay mua nhà cũng là một cấu phần lớn.

Theo StoxPlus, EPS ngành ngân hàng được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt mặc dù các ngân hàng khó có thể tăng trưởng tín dụng đạt trần 17%. Số liệu FiinPro cho thấy, các nhà phân tích có cái nhìn lạc quan nhất, dự báo EPS của ngành ngân hàng sẽ tăng 42,1% vào cuối năm 2018, trong khi ban điều hành nhà băng thận trọng hơn với mức dự báo 35,7%, còn theo tính toán của Stoxplus mức tăng trưởng sẽ đạt 29,9%.

Mức dự báo của StoxPlus dựa trên giả định tốc độ tăng trưởng tín dụng hai quý cuối năm bằng với tốc độ tăng trưởng tín dụng cùng kỳ năm trước và tăng trưởng tín dụng 2018 không vượt quá 14%. Tốc độ tăng trưởng huy động hai quý cuối năm bằng với tốc độ tăng trưởng huy động cùng kỳ năm trước; lãi suất cho vay trung bình và lãi suất huy động trung bình bằng 4 quý gần nhất, tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng dư nợ bằng 4 lần Quý gần nhất (Q2/2018) và tỉ lệ chi phí trên thu nhập nửa cuối năm 2018 sẽ bằng cùng kỳ năm ngoái.

Thực tế cho vay doanh nghiệp hầu như không tăng trưởng. Tín dụng chủ yếu bởi cho vay cá nhân. Riêng tín dụng tiêu dùng đã giảm tốc từ CARG từ 43%trong 5 năm qua về 6,67% trong nửa đầu năm 2018.

Bất động sản thì EPS sẽ tiếp tục tăng mạnh ở mức 72,3% trong năm 2018.

Mai Chi

Chuyên mục: Chứng Khoán

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *