Chứng Khoán 04/07/2019 09:44

Bất chấp những cuộc biểu tình, thị trường Hong Kong vẫn gia tăng 300 tỉ đô la.

Đối với các nhà đầu tư, chủ ngân hàng và các công ty có thời gian hoạt động đủ dài, đặt cược vào khả năng phục hồi của thị trường Hồng Kông khi đối mặt với khủng hoảng sẽ là một chiến thắng lớn.

 

Một người biểu tình đặt một chiếc ô bên cạnh một biểu ngữ “Không có kẻ bạo loạn, chỉ có sự chuyên chế
của Trung Quốc” ở trong phòng của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào ngày 1 tháng 7 năm 2019.

Nhiếp ảnh gia: Justin Chin / Bloomberg

Từ những vụ suy thoái kinh tế ở Châu Á vào cuối những năm 1990 đến khi dịch SARS bùng phát vào năm 2003 và cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu năm 2008, trung tâm thương mại của Châu Á này đã luôn tìm ra cách để vượt qua được những cơn bão.

Những con số của thị trường chứng khoán trong ngày thứ ba vừa rồi là một trường hợp điển hình. Ngay cả sau một đêm biểu tình hỗn loạn, trong đó một nhóm nhỏ người biểu tình phá hoại đã lục soát cơ quan lập pháp. Chỉ số chứng khoán MSCI của Hồng Kông vẫn tăng 1,7%.

Chỉ số này đã tăng 7,3% kể từ khi các cuộc biểu tình chống lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi bắt đầu từ ba tuần trước, ghi nhận một trong những khoản lãi lớn nhất trên toàn thế giới và thêm hơn 300 tỷ đô la vốn hóa vào thị trường của thành phố.

Điều này không thể hiện rằng các nhà đầu tư của Hồng Kông đã bỏ qua biến động. Các cổ phiếu bất động sản – với sự ảnh hưởng của các cuộc biểu tình - đã hoạt động kém trong những tuần gần đây, trong khi các nhà bán lẻ và các công ty liên quan đến du lịch đã bày tỏ lo ngại về khả năng giảm doanh số.

Một số công ty quản lý tài sản trong thành phố đã ghi nhận sự gia tăng trong các truy vấn của khách hàng, về việc họ có nên chuyển tiền sang Singapore hay không.

Tuy nhiên, có vẻ rất ít người thực sự sợ hãi. Đối với tất cả tình trạng bất ổn chính trị và sự xói mòn liên tục của quyền tự trị tại Hồng Kông dưới sự cai trị của Trung Quốc, tình trạng kinh tế hiện tại của thành phố với tư cách là trung tâm tài chính hàng đầu châu Á, hiện tại, vẫn còn nguyên vẹn.

Với các nhà đầu tư chứng khoán và chủ ngân hàng trong thành phố, các cuộc biểu tình phần lớn bị lu mờ trước tin tức về một thỏa thuận ngừng chiến trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và quyết định của Anheuser-Busch InBev NV, tăng 9,8 tỷ đô la đầu tư vào thị trường vị Bia châu Á Thái Bình Dương tại Hồng Kông.

Đường phố có vẻ hỗn loạn, nhưng, đừng nhầm lẫn: “Hồng Kông vẫn là một nơi cực kỳ an toàn để sống và điều hành các doanh nghiệp”. Fabrice Jacob, công dân Pháp 54 tuổi, người sáng lập ra JK Capital năm 1998,cho biết, ông không có kế hoạch thay đổi chiến lược đầu tư hoặc hoạt động của công ty mình vì các cuộc biểu tình.

Eddie Cheung, một chiến lược gia thị trường tại Credit Agricole CIB cũng đã nói, “Khách hàng của chúng tôi không rút tiền ra khỏi Hồng Kông. Họ vẫn tin tưởng rằng Hồng Kông là một trung tâm tài chính.”

Hao Hong, một chiến lược gia tại Bocom International, “Có một số thách thức, nhưng hiện tại không phải là tiêu cực. Thông thường, thị trường có xu hướng phản ứng thái quá với tin tức ngắn hạn, chẳng hạn như những hình ảnh xuất hiện trên màn hình TV, nhưng Hong Kông thì ngược lại”

Lan Mudan, chủ một cửa hàng bên đường trong khu phố Hồng Kông ở Vịnh Causeway, “Chúng tôi chắc chắn đã có ít hoạt động kinh doanh hơn. Nhiều cửa hàng xung quanh chúng tôi đóng cửa vì không có ai ở đây để mua sắm. Thứ duy nhất tôi bán được trong các cuộc biểu tình là những chiếc quạt cầm tay, vì nó quá nóng.

“Hiện tại, chúng tôi chỉ bị ảnh hưởng trong vài giờ vào Chủ nhật. Nhưng nếu nó diễn ra hàng ngày, mọi thứ sẽ khác”

 

Vũ Huy Hoàng

Theo Bloomberg

 

Chuyên mục: Chứng Khoán

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *