Bất động sản 05/01/2014 07:58

Bộ Xây dựng ra văn bản sai, khách hàng và chủ đầu tư “ráng chịu“

Từ thông tin hai văn bản của Bộ Xây dựng đã tạo điều kiện cho chủ đầu tư “ăn gian”. Đến nay nhiều doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp cũng thấy rối khi làm theo các văn bản, thông tư của nhà nước.


Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành cho rằng: “Việc phân tích ai đúng ai sai khi áp dụng cách tính diện tích căn hộ từ các văn bản như Nghị định 71, Thông tư 16… cũng nên hạ màn. Theo tôi nên để cả hai loại diện tích (phủ bì và lọt lòng) rõ ràng trong sổ đỏ. Còn tính tiền theo diên tích nào thì căn cứ theo hợp đồng mua bán, như vậy lợi cho cả đôi bên.”

Từ quy định về cách tính diện tích sàn căn hộ mua bán theo nguyên tắc tim tường tại Thông tư số 16. Theo Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cho biết nếu tính diện tích sàn căn hộ theo tim tường sẽ xảy ra trường hợp cùng một diện tích ghi trong hợp đồng mua nhà, cùng một đơn giá nhưng các hộ sẽ có diện tích sử dụng thực tế khác nhau.

Những căn hộ có cột, hộp kỹ thuật thì cột, hộp này cũng được tính trong tổng diện tích của căn hộ, phải trả tiền cho diện tích của cột, hộp. Tuy vậy lại không được sử dụng và diện tích sử dụng thực tế nhỏ hơn căn hộ không có cột, hộp kỹ thuật, như vậy đã tạo ra bất bình đẳng giữa các chủ sở hữu căn hộ chung cư.

Một hệ lụy khác, việc phải trả các khoản thuế, phí hàng tháng, hàng năm tính theo diện tích căn hộ cho các dịch vụ có liên quan trong suốt quá trình sử dụng căn hộ đó. Tạo nên sự những tranh chấp và giữa chủ đầu tư và khách hàng trong suốt thời gian qua.

Ông Đực giải thích, theo quy định của luật Xây dựng, doanh nghiệp bán nhà tính diện tích theo cách đo phủ bì trong khi Nghị định 71 tính nhà theo lọt lòng. Hai cách tính này diện tích chênh nhau 5 - 8% dẫn đến những tranh chấp. Người dân không muốn tranh chấp phần diện tích chênh lệch, họ chỉ muốn mua diện tích như thế nào, cấp sổ cho người ta diện tích đó để họ có thể mua bán, cầm cố ngân hàng dễ dàng.

Theo nhiều chuyên gia căn cứ theo thực tế, hợp đồng để ra sổ tính theo cách đo từ tim tường đến tim tường. Những bức tường chịu lực, không dính đến các căn hộ khác thì nên giao cho người dân quản lý với điều kiện không được đập phá.

Nếu vẫn tồn tại các quy định đá nhau như hiện nay, người dân không ra được sổ, DN cũng không thu được khoản tiền 5% còn lại (khi nhận sổ hồng), khó cho tất cả các bên.

Trong khi đó nhiều doanh nghiệp cũng hướng đến việc thỏa thuận với khách hàng để đi đến hướng thống nhất. Theo bà Thoại An, Giám đốc kinh doanh Công ty phát triển nhà Thủ Đức, Tại dự án TDH - Phước Bình hiện công ty mới đang tiến hành đo đạc lại diện tích và thỏa thuận với khách hàng.

“Diện tích ghi trong hợp đồng chỉ là diện tích tạm tính bằng cách đo từ tim tường đến tim tường. Nay một đơn vị độc lập tiến hành đo đạc lại cũng bằng phương pháp trên để ra sổ cho khách hàng”, bà An cho hay.

Ông Nguyễn Nam Hiền, Phó tổng giám đốc Công ty địa ốc Hưng Thịnh cho rằng, hiện nay hầu hết các chung cư đều xảy ra tình trạng tranh chấp diện tích căn hộ khi mà cách đo diện tích trong hợp đồng và sổ hồng chưa thống nhất. Như vậy trong sổ hồng cần ghi rõ đầy đủ các cách tính diện tích căn hộ. Như vậy dễ phù hợp hơn với hợp đồng mua bán đã ký trước đó.

 

Theo Việt Lê

Một thế giới

Chuyên mục: Bất động sản

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *