Doanh nghiệp ô tô thế giới rục rịch khởi động lại nhưng Trung Quốc vẫn "bình chân như vại"

Với việc thúc đẩy chính sách giảm thuế nhập khẩu xe và linh kiện, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đang dần bước vào thời đại cạnh tranh với thị trường quốc tế. Những giải pháp tạm thời đã không thể giải quyết được những khó khăn mà mà các công ty xe hơi Trung Quốc đang phải đối mặt.

Tính đến tháng 4/2019, lượng tiêu thụ ô tô của Trung Quốc đã giảm tháng thứ 10 liên tiếp và nguyên nhân đằng sau là do những thay đổi lớn về nhu câu thị trường xe hơi, xu hướng công nghệ... ;thứ hai là ngành công nghiệp ô tô thế giới đang tiến hành những thay đổi mạnh mẽ về kỹ thuật, năng lực sản xuất... Những giải pháp tạm thời đã không thể giải quyết được những khó khăn mà mà các công ty xe hơi Trung Quốc đang phải đối mặt. Điều này đòi hỏi các công ty xe hơi Trung Quốc phải có những động thái thay đổi triệt để hơn, công nghệ tiên tiến hơn, định hình năng lực cạnh tranh nếu muốn lấy lại vị thế.

Trong cuộc cải tổ lần này, các hãng ô tô trên thế giới dự kiến sẽ đóng cửa các nhà máy sản xuất xe điện như hãng GM sẽ đóng 7 nhà máy sản xuất xe điện ở Mỹ, Ca-na-đa, Hàn Quốc, cắt giảm 15% nhân lực (ước tính khoảng 14700 nhân công), Ford kế hoạch trong 2 năm tới sẽ đóng cửa 4 nhà máy ở Pháp, Nga và tuyên bố cắt giảm nhân sự khoảng 35% ước tính khoảng 70000 nhân công. Jaguar Land Rover cũng sẽ đóng cửa nhà máy tại Anh trước năm 2022.

Doanh nghiệp ô tô thế giới rục rịch khởi động lại nhưng Trung Quốc vẫn bình chân như vại - 1

Doanh nghiệp ô tô thế giới rục rịch khởi động lại nhưng Trung Quốc vẫn "bình chân như vại" (ảnh minh họa).

Thêm vào đó, từ việc chỉ chú trọng công nghệ phần cứng như trước đây thì nay các hãng đã chuyển hưởng sang tích hợp thêm công nghệ phần mềm, tiến hành cải tiến kỹ thuật, điều chỉnh cơ cấu tổ chức và thay đổi đội ngũ kỹ thuật. Chẳng hạn như Ford với việc cắt giảm 70 nghìn nhân công và đằng sau đó còn là kế hoạch thay đổi một loạt về nhân sự, thiết kế sản phẩm, quy trình đặt hàng và giao hàng, tiến hành ký kết hợp đồng với Alibaba và Baidu tại Trung Quốc, hợp tác đa phương trên các lĩnh vực AI, xe tự động, xe kết nối mạng internet và tiếp thị số hóa.

Honda cùng với công ty con của GM – Cruise chi 2,5 tỷ đô la Mỹ để nghiên cứu công nghệ lái xe tự động, đồng thời trong lĩnh vực pin cho ô tô điện và pin nhiên liệu cũng đạt được thỏa thuận hợp tác. Tiếp nữa là CEO giám đốc điều hành tại Đức của Daimler – ông Kang Linsong gần đây cũng tuyên bố sẽ sa thải trên toàn cầu khoảng 10000 nhân viên, nhắm đến kế hoạch sẽ giảm chi phí 6 tỷ euro của công ty con Mercedes-Benz vào năm 2021.

Thứ ba là tối ưu hóa bộ phận nhân lực, đào tạo theo phương thức mới. Theo đó, BMW cho biết kế hoạch đến năm 2022 thực hiện mục tiêu tối ưu hóa giá thành không vượt quá 12 tỷ euro, hợp nhất 3 bộ phận chịu trách nhiệm của 3 thương hiệu ô tô BMW, MINI và Rolls Royce. Mercedes cũng vừa công bố kế hoạch hủy bỏ toàn toàn ICE trước năm 2040, thể hiện quyết tâm của họ trong việc phát triển các mô hình kinh doanh mới, ngoài ra trên nhiều lĩnh vực sẽ cùng đối thủ lâu năm BMW hợp tác đầu tư.

Với việc thúc đẩy chính sách giảm thuế nhập khẩu xe và linh kiện, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đang dần bước vào thời đại cạnh tranh với thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp nước này cần ấn nút khởi động lại ngay lập tức để đảm bảo được vị thế ở thị trường trong nước. Tuy nhiên thì họ đa số còn chưa làm tốt công tác chuẩn bị, nó được thể hiện rõ trong các khâu như nghiên cứu, tổ chức, sản xuất, bán hàng và hậu mãi.

Thứ nhất, kế hoạch phát triển, nghiên cứu sản phẩm mới vẫn bị chi phối bởi các phương tiện sử dụng nhiên liệu truyền thống, vì vậy nghiên cứu nguồn năng lượng mới chỉ là kế hoạch ngắn hạn, đồng thời lượng sản xuất chỉ nằm ở mức tăng trưởng 2 con số, so sánh với tình hình thị thường hiện tại, sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm cần phải có những thay đổi mới.

Thứ hai, về cơ cấu tổ chức, hiện nay những doanh nghiệp xe hơi vẫn tổ chức theo lối truyền thống, quản lý lỏng lẻo, không có cách thích ứng với yêu cầu về công nghệ mới và mô hình tổ chức mới. Do đó, các doanh nghiệp Trung Quốc cần điều chỉnh cải tổ về bộ máy nhân sự, quản lý chặt chẽ.

Thứ ba, về nghiên cứu chế tạo, trước mắt tính trình tự hóa trong việc sản xuất là chưa đủ, khó để đáp ứng yêu cầu về dây truyền sản xuất, các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, sản xuất thiếu sự quan tấm đến các kỹ thuật công nghệ mới, chẳng hạn như trong việc chế tạo thân xe và tán đinh. Muốn giảm chi phí chuỗi cung ứng cần phải thoát khỏi lối tư duy giảm chi phí mua hàng.

Thứ tư từ góc độ kênh mua sắm, hiện nay vẫn sự dụng mô hình đại lý 4S hoặc 3S truyền thống, thiếu kênh trực tuyến và các đại lý bản lẻ. Do bới tồn tại gián đoạn về thông tin, các doanh nghiệp ô tô Trung Quốc khó có được dữ liệu của khách hàng, cũng không thể liên hệ trực tiếp và nhận phản hôi của người tiêu dùng, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tích cực chuyển đổi số hóa, xây dựng những kênh trực tuyến và ngoại tuyến, tích hợp số liệu trực tuyến và ngoại tuyến, cung cấp những trải nghiệm hoàn toàn mới cho người tiêu dùng.

Thứ năm, xem xét đến dịch vụ hậu mãi, nhu cầu bảo dưỡng xe sử dụng nguồn năng lượng mới sẽ giảm đi, nhưng các doanh nghiệp truyền thống chưa có sự chuẩn bị về các nguồn thu ngoài việc bán hàng. Các doanh nghiệp cần nâng cao, kết hợp số hóa trong bán hàng và sau bán hàng, thay đổi mô hình bán, cửa hàng hậu mãi, phát triển sáng tạo hơn nữa.

Tóm lại, các doanh nghiệp Trung Quốc đứng trước lần chuyển mình này của các doanh nghiệp nước ngoài phải có sự tự tin, quyết đoán, bắt đầu từ việc xây dựng chiến lược, kết hợp với vốn và năng lực hiện có, tiến hành thiết kế lại và đổi mới hệ thống công nghệ và nghiên cứu, chế tạo và chuỗi cung ứng, trải nghiệm của khách hàng và mô hình bán hàng. Hơn nữa chỉ có tiến hành thay đổi thì mới có thể bảo đảm được vị thế của mình trong nước.

Theo Thành Hải

Chuyên mục: Xe 360

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *