Tiền và Hàng 03/02/2015 12:10

Vẫn còn doanh nghiệp vận tải chây ì giá: Thách thức cơ quan quản lý?

FICA – Mặc dù công tác thanh tra, kiểm tra đã được đoàn công tác liên bộ triển khai đến từn “ngõ ngách”, song trên thực tế vẫn còn 1 số doanh nghiệp kiên quyết không chịu giảm cước.

Từ ngày 19/1/2015, Bộ Tài chính đã tổ chức 3 đoàn công tác kiểm tra và nắm tình hình thực hiện công tác quản lý và bình ổn giá tại một số địa phương. Các Đoàn công tác đã làm việc với Sở Tài chính các địa phương (có mời các Sở, ban ngành liên quan và một số doanh nghiệp cùng tham dự).

Cho đến nay, Đoàn công tác tại các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền Trung đã hoàn thành, đoàn công tác tại các tỉnh phía Nam dự kiến cũng sẽ hoàn thành trong ngày 30/1/2015.

Riêng về cước vận tải đường bộ bằng xe ô tô, các địa phương cho biết đã và đang tiếp tục kiểm tra tình hình thực hiện của các đoanh nghiệp vận tải.

Theo báo cáo sơ bộ, trên địa bàn Hà Nội, tính đến thời điểm 20/01/2015, có 71 doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm giá cước và gửi hồ sơ kê khai lại cụ thể: 17 hồ sơ kê khai giá cước vận tải hành khách tuyến cố định, mức giá điều chỉnh giảm từ 4-16,67%; 02 hồ sơ kê khai giá cước vận tải hàng hóa bằng container, mức giá điều chỉnh giảm 3-4%; 55 hồ sơ kê khai giá cước vận tải hành khách bằng taxi của 52 doanh nghiệp (03 doanh nghiệp kê khai giảm giá 2 lần), mức giá điều chỉnh giảm từ 4-9% so với mức giá kê khai gần nhất. Quá trình tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa theo đúng quy trình và trả kết quả đảm bảo thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Trên địa bàn Hòa Bình, hiện nay có 23 đơn vị vận tải (bao gồm cả xe bus, taxi) và chạy trên 115 đầu tuyến. Trong thời gian giá xăng dầu giảm mạnh, Sở Tài chính và Sở Giao thông Vận tải đã có các văn bản đề nghị các doanh nghiệp vận tải kê khai giảm giá. Qua đó, đã có 34 đầu tuyến cố định của 11/23 doanh nghiệp kê khai giảm giá với mức giảm từ 4-20% tùy từng đầu tuyến.

Một số doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai giảm giá với lý do các chi phí đầu vào tăng cùng với các khó khăn về nhu cầu hành khách giảm trên các đầu tuyến địa phương. Đoàn công tác đã đề nghị Sở Tài chính cần nhanh chóng đôn đốc các đơn vị này kê khai giảm giá cước theo tình hình giảm giá xăng dầu, đồng thời đôn đốc các doanh nghiệp đã kê khai giảm giá xem xét tiếp tục kê khai lại giá sau đợt giảm giá xăng ngày 21/1/2015. Đoàn công tác cũng đề nghị Sở GTVT có sự phối hợp chặt chẽ hơn với Sở Tài chính để nhanh chóng thực hiện các công tác liên quan đến giá cước vận tải.

Trên địa bàn Sơn La, hiện có 22 doanh nghiệp với khoảng 30 luồng tuyến. Sau khi Sở GTVT và Sở Tài chính có các văn bản đôn đốc các doanh nghiệp kê khai giảm giá cước thì đã có 22/22 doanh nghiệp nộp hồ sơ kê khai giảm giá cước với mức giảm 5-10%. Tỷ lệ giảm này được rà soát theo lần kê khai giá gần nhất từ tháng 8/2013 và vì thế mức giảm này là hợp lý với tình hình biến động giá xăng dầu. Đoàn công tác ghi nhận sự phối hợp chặt chẽ của Sở Tài chính và Sở Giao thông Vận tải trong việc quyết liệt đôn đốc đề nghị các doanh nghiệp vận tải giảm giá.

Trên địa bàn Điện Biên, Sở Tài chính và Sở GTVT đã có văn bản đôn đốc các doanh nghiệp vận tải hành khách nhanh chóng thực hiện kê khai giảm giá cước theo biến động giảm của giá xăng dầu. Theo đó, ngày 25/11/2015, các doanh nghiệp vận tải tại Điện Biên đã kê khai giảm giá cước với mức giảm trung bình 4,8%. Theo tình hình biến động giảm mạnh của giá xăng dầu trong tháng 12/2014 và tháng 01/2015, Sở Tài chính cũng đã tiếp tục có văn bàn đôn đốc cả đơn vị tiếp tục xem xét kê khai giảm giá cước vận tải theo xu hướng này. Đoàn công tác cũng đề nghị Sở Tài chính chốt ngày yêu cầu doanh nghiệp kê khai giảm giá và phối hợp chặt chẽ hơn với Sở Giao thông Vận tải. Đoàn công tác cũng đã khảo sát bến xe Điện Biên và nhận thấy các xe đều có niêm yết giá đầy đủ.

Trên địa bàn Vĩnh Phúc, có 10 doanh nghiệp kinh doanh vận tải tuyến cố định với khoảng 90 đầu xe, 17-18 doanh nghiệp taxi với khoảng 1.400 xe. Theo báo cáo của Sở Tài chính, hiện mới chỉ có 04/10 doanh nghiệp vận tải hành khách đã thực hiện kê khai giảm giá cước vào tháng 11/2014. Các doanh nghiệp taxi đã thực kiện kê khai giảm giá cước với mức từ 7-12%. Hiện Sở Tài chính đã có văn bản đề nghị các doanh nghiệp vận tải tuyến cố định kê khai giảm giá cước theo diễn biến giảm của giá xăng dầu đến thời điểm hiện nay.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm đoàn đến làm việc, các doanh nghiệp này vẫn chưa thực hiện kê khai giảm giá cước. Vì vậy, ngày 30/1/2015, Cục Quản lý giá đã báo cáo Bộ Tài chính ban hành Công văn số 1565/BTC-QLG ngày 30/1/2015 yêu cầu Sở Tài chính Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Giao thông Vận tải thực hiện quyết liệt các biện pháp yêu cầu các doanh nghiệp vận tải tuyến cố định kê khai giảm giá cước phù hợp với diễn biến giảm của giá xăng dầu trong tháng 1/2015.

Trên địa bàn Bắc Ninh, có 20 đơn vị kinh doanh vận tải, trong đó taxi có 14 đơn vị, kinh doanh tuyến cố định có 4 đơn vị, kinh doanh vận tải xe buýt có 02 đơn vị. Tất cả các đơn vị taxi và tuyến cố định đều đã thực hiện kê khai giảm giá cước, trong đó, vận tải theo tuyến cố định giảm bình quân 5.000 đồng/ hành khách, taxi giảm khoảng 3-10% so với thời điểm tháng 6/2014. Theo diễn biến giảm của giá xăng dầu tháng 1/2015, Sở Tài chính phối hợp với Sở GTVT cũng đã có văn bản đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tiếp tục xem xét kê khai giảm giá.

Trên địa bàn Lâm Đồng, tính đến thời điểm hiện nay (20/01/2015), Sở Tài chính đã nhận được 32/40 hồ sơ kê khai giảm giá cước của các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 30/32 đơn vị thực hiện giảm giá cước vận tải trung bình từ 4% - 33%;  bản kê 2/32 đơn vị chưa thực hiện điều chỉnh giảm giá; 8 đơn vị chưa nộp văn khai giá.

Trên địa bàn Bình Thuận: Đoàn kiểm tra liên ngành đang tiến hành kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải; qua kiểm tra, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đều đã kê khai giảm giá cước vận tải hành khách từ 8% - 10% theo xu hướng giảm giá nhiên liệu. Liên sở sẽ báo cáo kết quả cụ thể về Bộ Tài chính sau khi kết thúc đợt kiểm tra.

Trên địa bàn Ninh Thuận: Đã có văn bản gửi các doanh nghiệp kinh doanh vận tải theo tuyến cố định và vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện việc kê khai lại giá cước vận tải theo giá xăng dầu điều chỉnh giảm. Kết quả 10/11 doanh nghiệp kê khai giảm giá cước vận tải hành khách và 1/3 doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện việc kê khai lại giá cước vận tải theo giá xăng dầu đã điều chỉnh giảm.

Trên địa bàn Khánh Hòa, trong tổng số 64 đơn vị kinh doanh vận tải đang hoạt động trên địa bàn, có 50 đơn vị đã thực hiện kê khai giảm giá cước với STC (38 đơn vị kê khai trước ngày 15/01/2015; 12 đơn vị kê khai sau ngày 15/1/2015); 02 đơn vị kê khai giảm giá cước nhưng không giảm tuyến vận tải cố định; 01 đơn vị kê khai giá lần đầu.

Đối với mức giá cước và tỷ lệ giảm giá đối với tuyến vận tải cố định: Đợt thực hiện kê khai giảm giá cước vận tải từ 15 giờ 00 phút ngày 22/12/2014, giá vé một số tuyến cố định chính của các đơn vị đã thực hiện kê khai giảm từ 2,1% - 10%.

Đối với  mức giá cước và tỷ lệ giảm giá đối với vận tải taxi: Giá của các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi nhìn chung phổ biến tỷ lệ giảm từ 3% - 10%. Cá biệt có loại hình tỷ lệ giảm đến 20%; giảm 18,1%; giảm 15,4%. Bên cạnh đó có đơn vị tỷ lệ giảm rất ít 1,8% - 2,2%.

Tùy từng loại xe, hiệu xe, chất lượng xe, địa bàn hoạt động, chất lượng phục vụ của hãng xe, giá cước taxi trên địa bàn tỉnh hiện nay ở các mức như sau: Giá mở cửa dao động từ 6.500 – 9.000 đồng; giá km tiếp theo dao động từ 13.500 – 16.500 đồng; giá từ km thứ 31 trở đi dao động từ 8.500 – 13.500 đồng.

Tỷ lệ giảm giá đối với vận tải hàng hóa: Giá của các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô nhìn chung phổ biến tỷ lệ giảm từ 5% - 25%. Cá biệt có công ty có tỷ lệ giảm đến 30,77%, giảm 26%. Bên cạnh đó có đơn vị có loại hình giảm ít, chỉ giảm 0,1%-1%, giảm 2%; giảm 3,57%.

Bích Diệp

Chuyên mục: Tiền và Hàng

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *