Nguyên Liệu 30/07/2014 13:17

Dầu thô, than “bị loại” ở danh mục tiềm năng xuất khẩu

FICA - Báo cáo Đánh giá tiềm năng xuất khẩu Việt Nam năm 2013 – 2017, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có mặt, chỉ có dầu thô, than bị "loại bỏ"

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa công bố báo cáo Đánh giá tiềm năng xuất khẩu Việt Nam năm 2013–2017, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có mặt, chỉ có dầu thô, than bị loại khỏi b.

 

Không khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu thô, nên Dầu thô và than đá không còn là ngành tiềm năng xuất khẩu dù lợi nhuận đem về hàng tỷ USD mỗi năm

 

Cục XTTM lý giải, sở dĩ hai mặt hàng này bị loại khỏi danh mục xuất khẩu tiềm năng là do Chính phủ, các bộ ngành từ mấy năm trở lại đây đã tạm dừng, hoãn hoặc không khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu thô, có giá trị gia tăng thấp. Đây cũng trùng với số liệu XNK 7 tháng đầu năm mới được công bố; xuất khẩu than đá 371 triệu USD, giảm 37,6%, xăng dầu chỉ đạt 636 triệu USD gần 15% so với cùng kỳ.

 

Báo cáo cũng công bố 15 danh mục mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao, cần được khuyến khích tạo cơ chế ưu đãi: sắn, cà phê, cao su, hồ tiêu, mây tre lá, gốm sứ, gỗ và đồ gỗ mỹ nghệ, tôm, cá tra, cá ngừ, dệt may…, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các sản phẩm có tiềm năng như: sắn, mây tre lá và đồ gỗ mỹ nghệ…

 

Theo lý giải từ Bộ CT, cây sắn đang được đẩy mạnh trồng ở nhiều vùng có khí hậu và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt không thể trồng được các cây trồng khác. Nhu cầu thế giới và trong nước về sắn ngày càng cao vì phục vụ nguyên liệu cho sản xuất Ethanol (xăng sinh học) trong nước và xuất khẩu. Mây tre lá và đồ mỹ nghệ cũng là mặt hàng có giá trị gia tăng cao, được thị trường Châu Âu rất ưu chuộng do kỹ nghệ tinh xảo, tính bản đị và độ hữu dụng

 

Báo cáo cũng chỉ ra các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu trung bình, yếu dù có nhiều điều kiện và cơ hội phát triển như: gạo, mía đường, rau quả, lâm sản... Đây là những mặt hàng nằm chưa khai thác được thế mạnh, giá trị gia tăng không cao và gạo chủ yếu phục vụ an ninh lương thực.

 

Báo cáo “Đánh giá tiềm năng xuất khẩu” 2013 – 2017 nằm trong khuôn khổ dự án ODA không hoàn lại của của Chính phủ Thụy Sỹ nhằm đánh giá khả năng xuất khẩu của 5 ngành hàng chính của Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2017: nông thủy sản, dịch vụ (du lịch), thủ công mỹ nghệ và ngành công nghiệp (chế tạo - chế biến) tại 39 tỉnh trên cả và Hà Nội.

Các tiêu chí đánh giá của Báo cáo về các mặt hàng ở: tình hình xuất khẩu hiện tại; khả năng cung nội địa và nhu cầu thị trường thế giới.

Nhật Minh

Chuyên mục: Nguyên Liệu

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *