Tiền và Hàng 22/01/2014 16:11

Dân Việt Nam xài sang hơn cả Singapore, Thái Lan

FICA - Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam cũng thuộc loại cao so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ này ở Việt Nam hiện nay là trên 70%, trong khi đó Singapore là 55,9%, Malaysia 58,2%, Thái Lan 67,7%.

Theo báo cáo của Trung tâm thông tin - tư liệu, thị trường nội địa bao gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ đang ngày càng phát triển và đa dạng do có sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế bao gồm: các doanh nghiệp; các tập đoàn kinh tế; các hiệp hội; các công ty đa quốc gia; hệ thống các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, các trung tâm thương mại; người tiêu dùng,…Hiện nay, cả nước có trên 8.500 chợ các loại; 480 siêu thị và trung tâm thương mại lớn (trong đó, doanh nghiệp nước ngoài có 26 siêu thị).

Theo đánh giá, thị trường nội địa Việt Nam đang khá hấp dẫn. Các doanh nghiệp nước ngoài coi đây là cơ hội kinh doanh lớn và đang chuẩn bị cho cuộc đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Một trong những nhân tốchính khiến thị trường nội địa được coi là thị rường có nhiều tiềm năng, đó là cơ cấu dân số của Việt Nam.

Hiện tại, Việt Nam với dân số trên 90 triệu người sống trong nước, trong đó khoảng 70% là dân số trẻ. Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam hiện nay đã đạt trên mức 1300 USD/người/1 năm. Bên cạnh đó, sức mua của các tầng lớp dân cư liên tục tăng. Chính sức mua của nhân dân được kích thích nên đã thúc đẩy thị trường nội địa hoạt động tích cực và sôi nổi, hiệu quả hơn.

Tại Việt Nam đang hình thành thế hệ khách hàng có sở thích “mua sắm” ngày càng “sành điệu”.

Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam cũng thuộc loại cao so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ này ở Việt Nam hiện nay là trên 70%, trong khi đó Singapore là 55,9%, Malaysia 58,2%, Thái Lan 67,7%.

Hơn nữa, Việt Nam cũng là cửa ngõ để dẫn vào các thị trường Đông Nam Á. Chính phủ có nhiều chính sách và hành động cụ thể nhằm khuyến khích sự phát triển của thịtrường nội địa. Các gói kích thích kinh tế nhằm tháo gỡ những khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tạo một cú hích và định hướng tiêu dùng nội địa, thúc đẩy mạnh mẽ hơn các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong nước, kể cả khu vực nông thôn, nông nghiệp, nông dân.

Theo đánh giá của Tập đoàn quốc tế Master Card thực hiện khảo sát trong tháng 10 và tháng 11 năm 2009, trên cơ sở ý kiến phản hồi của 10.623 người tiêu dùng tiến hành ở 24 nền kinh tế toàn cầu: Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Việt Nam có mức phục hồi cao nhất, dẫn đầu ởmức 90% bằng mức trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếtoàn cầu.

Tổchức Nielsen đánh giá về chỉ số niềm tin của người tiêu dùng công bố tháng 4 năm 2009 thì người tiêu dùng Việt Nam có độ tin tưởng rất lớn vào thị trường nội địa và việc phát triển thịtrường này sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi thời kỳ tuột dốc.

Hãng tư vấn A. T Kearney cũng từng đánh giá, Việt Nam luôn nằm trong nhóm đầu các nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất. Đặc biệt trong năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc và Ấn Độ để trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.

Theo Trung tâm thông tin - tư liệu, trước tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất và gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị phá sản do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, số lượng khách hàng và hợp đồng bị giảm sút và chắc chắn sẽ không thể phục hồi nhanh được. Vì vậy, thị trường nội địa chính là cứu cánh, là lối thoát cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong lúc này.

"Thực tế cho thấy xu hướng quay về thị trường nội địa của các doanh nghiệp xuất khẩu ngày càng rõ nét. Tuy nhiên, để chiếm được thị phần và đứng vững tại thị trường này là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp", báo cáo nêu.

Phương Dung

Chuyên mục: Tiền và Hàng

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *