Thời sự 28/07/2020 08:04

Việt Nam tăng mua hàng chục triệu tấn than Trung Quốc, giá cao gấp 6 lần

Theo thông tin của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/7, Việt Nam đã tăng mua than các loạt đạt 33,9 triệu tấn, tăng hơn 11,2 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Đáng nói giá than mua của Trung Quốc cao gấp 6 lần thị trường.

Kim ngạch than mua của Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD, tương đương khoảng 1,6 triệu đồng/tấn. Mức giá này chỉ bằng 50% so với giá than xuất khẩu của Việt Nam.

Việt Nam tăng mạnh việc nhập khẩu than, giá than Trung Quốc cao gấp 6 bình thường

Điều đáng chú ý là giá than nhập từ Trung Quốc giá rất cao đạt 6,2 triệu đồng/tấn, cao gấp gần 6 lần so với giá thị trường. Trong khi đó than nhập từ Indonesia đạt 9,8 triệu tấn, giá khoảng 1,1 triệu đồng/tấn; giá than nhập từ Nga đạt 4,3 triệu tấn, giá bình quân gần 2 triệu đồng/tấn.

So với cùng kỳ năm trước, giá than nhập từ Trung Quốc có giảm song chỉ giảm nhẹ khoảng 600.000 đồng/tấn. Mức giá than nhập từ Trung Quốc về Việt Nam vẫn cao hơn giá bình quân của các nước nhập về Việt Nam.

Lượng than nhập về Việt Nam nhiều hơn so với cùng kỳ các năm trước là điều dễ hiểu bởi hiện nay Việt Nam đang có nhu cầu than nhiều hơn cho các nhà máy điện, đặc biệt các nhà máy điện của doanh nghiệp tự chủ động nguồn than nhập khẩu để phục vụ các khu công nghiệp, khu chế suất, doanh nghiệp luyện gang thép cần sử dụng than cốc trong quá trình sản xuất.

Trong tổng sơ đồ điện VII của Việt Nam, nguồn điện than vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tập trung ở một số nhà máy điện duyên hải và Đồng bằng Sông Cửu Long. Chính vì vậy, để đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, buộc lòng Việt Nam phải nhập lượng than lớn từ các nước.

Hiện, các loại than từ Nga, Indonesia đều được nhập về phục vụ cho các nhà máy điện, thủy tinh, trong khi đó phần lớn than từ Trung Quốc đều được sử dụng để làm than cốc, luyện gang thép. 

Than trong nước của Việt Nam hiện bán đi chủ yếu sang các nước như Úc, Trung Quốc, Singapore với giá dao động từ 2,7 đến 3,2 triệu đồng/tấn.

Ngành khai thác than của Việt Nam từ năm 2019 trở lại đây gặp khó khăn do hầu hết hầm lò than đều phải khai thác sau, ảnh hưởng đến hiệu quả và công suất. Bên cạnh đó, mặt hàng than, đặc biệt là than chất lượng cao bị hạn chế xuất khẩu nhằm hạn chế xuất tài nguyên thô, trong khi đó các hợp đồng ký mua than sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện trong nước đang ổn định.

An Linh

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *