Từ chức tránh cho lãnh đạo một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nặng nề

FICA - Nhiều đại biểu cho rằng, không cần phải chờ đến khi Quốc họi bỏ phiếu tín nhiệm, khi lãnh đạo có phiếu tín nhiệm thấp nên được quyền xin từ chức.

Đề cập đến chủ trương lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Tô Văn Tám cho rằng, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có 2/3 đánh giá tín nhiệm thấp thì UB Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, nên quy định thêm người này được quyền từ chức. Trong trường hợp nếu họ không từ chức thì mới báo cáo Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.

Theo đại biểu Tô Văn Tám, trường người có tín nhiệm thấp không chịu từ chức mới bỏ phiếu tín nhiệm
Theo đại biểu Tô Văn Tám, trường người có tín nhiệm thấp không chịu từ chức mới bỏ phiếu tín nhiệm

Theo đại biểu Tám phâm tích về mặt tâm lý, người có tín nhiệm thấp muốn từ chức để tránh một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà kết quả sẽ không thay đổi số phận. Việc chủ động từ chức như vậy để tránh tâm lý nặng nề.

Về vấn đề này, đại biểu Huỳnh Nghĩa đề nghị cần làm rõ trường hợp nào là kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm, trường hợp nào là bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Hiến pháp phải quy định nguyên tắc một trong những công cụ kiểm soát của quyền lập pháp đối với quyền hành pháp là bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Nếu cơ quan hành pháp thấy một vấn đề trong quá trình điều hành của mình thì có thể đề nghị cơ quan lập pháp bỏ phiếu tín nhiệm, đó là Chính phủ kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm. Còn trong trường hợp đại biểu Quốc hội hay một cơ quan Quốc hội cảm thấy không thể tín nhiệm Chính phủ hoặc thành viên Chính phủ thì kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Theo đại biểu, quy định như vậy mới đảm bảo tính khả thi trong thực hiện kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm của đại biểu Quốc hội.

Nhận xét về vấn đề này, đại biểu Lê Đắc Lâm cho rằng, quy định như không tín nhiệm có thể từ chức chưa mang tính khẳng định, mà phải sửa thành phải từ chức để rõ ràng hơn.

Còn theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, quy định từ chức của các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn, nếu số đại biểu tín nhiệm thấp có quyền xin phép từ chức.

Trong buổi thảo luận Luật tổ chức Quốc hội nhiều đại biểu cũng nhất trí lập chức danh Tổng Thư ký Quốc hội. Theo đại biểu Tô Văn Tám , việc lập chức danh Tổng Thư ký là cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Quốc hội.

Tuy nhiên, cần quy định cụ thể hơn quyền hạn, nhiệm vụ của Tổng Thư ký. Ngoài ra, đại biểu còn đề nghị Quốc hội bổ sung chức danh Phó Tổng Thư ký Quốc hội giúp việc Tổng Thư ký.

Còn theo đại biểu Lê Đắc Lâm thì Tổng Thư ký Quốc hội không nhất thiết phải trong số các đại biểu Quốc hội.

Quang Phong

Chuyên mục: Vĩ Mô

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *