HSBC: Lạm phát toàn phần sẽ duy trì ở mức dưới 1% trong 5 tháng tới

FICA - HSBC dự báo lạm phát toàn phần sẽ duy trì ở mức dưới 1% trong năm tháng tới. Lạm phát cơ bản (không tính đến giá thực phẩm và chi phí vận chuyển) vẫn ổn định…

Tại báo cáo Kinh tế Vĩ mô - Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam số tháng 3/2015 với tiêu đề “Thời điểm để cắt giảm lãi suất: NHNN điều hành thị trường như thế nào?, HSBC cho biết: “Mặc dù nhu cầu nước ngoài yếu, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 2 đã tăng lên 51,7 điểm nhờ đơn đặt hàng mới và sản lượng tăng cao. Chúng tôi hy vọng sản lượng sẽ vẫn duy trì khả quan khi đơn đặt hàng mới vượt hơn hàng tồn kho”.

Theo quan sát của HSBC, lạm phát vẫn tăng chậm hơn về gần tới mức 0. Trong tháng 2, lạm phát chỉ tăng khiêm tốn 0,3% so với năm ngoái, giảm hơn so với mức thấp của tháng Giêng là 0,9%. Trong khi điều này không gây lo ngại cho sức khoẻ của nền kinh tế vì lạm phát tăng chậm chủ yếu là do chi phí vận chuyển giảm mạnh.

Nói về tăng trưởng của nền kinh tế, HSBC cho rằng, mặc dù không xuất sắc nhưng vẫn gây được tiếng vang. Các chỉ số thông dụng mới nhất cho thấy nhu cầu trong nước đang phục hồi, mặc dù với tốc độ từ từ. Doanh số bán lẻ trong tháng 2 tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái ở mảng dịch vụ và du lịch, đánh dấu mức tăng 11,4% từ đầu năm tới nay.

Tương tự, nhập khẩu cũng tăng mạnh, đạt mức 16,3% so với đầu năm. Trong khi xuất khẩu chỉ tăng khiêm tốn, đạt 8,6% so với đầu năm, chúng tôi xem xét tốc độ tăng khá tích cực so với sự suy thoái của chu kỳ hàng hóa. Ngoại trừ hạt điều và trà, hoạt động xuất khẩu hàng hoá đều giảm so với đầu năm.

Năng lực cạnh tranh ngày càng tăng của Việt Nam trong ngành sản xuất tập trung lao động đang hỗ trợ cho những con số về thương mại. Dệt may, giày dép, điện tử và điện thoại đều tăng mạnh (tương ứng mức tăng 16,4%, 28,8%, 55,6%, và 16,8%). HSBC hy vọng sản lượng tiếp tục tăng trong những tháng tới. Chỉ số PMI tháng 2 phản ánh sản lượng đang tăng mặc dù các đơn đặt hàng xuất khẩu mới đang giảm.

Có phải chúng ta đang quá lạc quan về tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam? Lạm phát tăng chậm hơn ở mức 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi giá cả tăng trên cơ sở từng tháng do nhu cầu mùa vụ đối với các mặt hàng thực phẩm và sản phẩm may mặc tăng thêm, các chi phí vận chuyển và nhà ở lại giảm kéo mức lạm phát toàn phần giảm theo.

Trong bối cảnh này, HSBC dự báo lạm phát toàn phần sẽ duy trì ở mức dưới 1% trong năm tháng tới. Lạm phát cơ bản (không tính đến giá thực phẩm và chi phí vận chuyển) vẫn ổn định và trong tháng 2 tăng nhẹ đạt mức 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 2% trong tháng Giêng, vẫn là chỉ số tăng khá thấp. Chính vì vậy, lãi suất thực ở Việt Nam chuyển sang nguỡng tích cực.

“Chúng tôi kỳ vọng lạm phát toàn phần sẽ nằm mức dưới 1% cho đến tháng 8/2015. Ngay cả khi lạm phát nhích dần lên trong những tháng tới, cơ sở giá cả thuận lợi và tác động kéo dài của giá dầu giảm thấp hơn sẽ hỗ trợ áp lực giá cả dịu xuống. Lạm phát sẽ dần có xu hướng tăng vào nữa sau của năm 215 do chi phí tiêu dùng xã hội cao hơn, giá điện có tiềm năng sẽ tăng, các hoạt động kinh tế mạnh hơn và cơ sở giá cả không thuận lợi”, HSBC nhấn mạnh.

Chính vì vậy, theo HSBC, trong ngắn hạn, lạm phát sẽ vẫn duy trì mức tăng thấp. Ngay cả khi tăng cao, lạm phát cũng được kỳ vọng duy trì ở con số mục tiêu mà Chính phủ đề ra là thấp hơn 5% trong năm 2015. Chúng tôi dự báo lạm phát cuối năm nay sẽ là 2,8% so với năm ngoái, một con số tăng mạnh so mức 0,3%  trong hiện tại nhưng vẫn hợp lý.

An Hạ

Chuyên mục: Vĩ Mô

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *