Bộ trưởng Công thương nói về việc biệt thự đẩy giá điện tăng 22%

FICA - “Với vai trò Bộ quản lý nhà nước đối với EVN, sau khi có kết luận của Thủ tướng, Bộ Công thương sẽ kiên quyết xử lý sai sót (nếu có) của EVN do nguyên nhân chủ quan”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói về việc đưa biệt thự, sân tennis vào giá điện.

Không có cơ hội chất vấn Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng tại hội trường, Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đoàn ĐBQH Đà Nẵng) gửi chất vấn bằng văn bản đến vị tư lệnh ngành về những "lùm xùm" quanh cách tính giá bán điện của EVN. Ông Nghĩa đặt vấn đề, trước kết luận của Thanh tra Chính phủ với nhiều thông tin được báo chí nêu, cử tri rất bất bình cho rằng, từ trước đến nay, dư luận rất bức xúc không đồng tình là giá điện không minh bạch. Thế nhưng, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương luôn giải thích theo hướng giá điện đã minh bạch rồi. Nay đã quá rõ, vì Thanh tra Chính phủ đã kết luận…

Ông Nghĩa yêu cầu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giải thích vấn đề, vai trò quản lý ngành đáng ra phải phát hiện, ngăn chặn, những vấn đề tiêu cực của Tập đoàn điện lực Việt Nam từ lâu, trước khi các cơ quan chức năng vào cuộc, nhưng Bộ vẫn “làm ngơ”. Đại biểu cũng đặt câu hỏi, trách nhiệm thuộc về ai và hướng xử lý thế nào?
 
 
Bộ trưởng Công thương nói về việc biệt thự đẩy giá điện tăng 22%
Kết luận sau cuộc thanh tra tại EVN, Thanh tra Chính phủ cho rằng việc tập đoàn đưa chi phí xây biệt thự, sân tennis phục vụ nhân viên vào giá bán điện là sai.
 

Trong văn bản trả lời, về nội dung Thanh tra Chính phủ kết luận về việc EVN đưa biệt thự, sân tennis vào giá thành điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhận định, kết luận thanh tra này đang được trình Thủ tướng. Đây mới à ý kiến bước đầu của Thanh tra Chính phủ. Theo quy định, sau khi các Bộ, ngành liên quan (Bộ Tài chính, LĐ-TB&XH, Công thương, Tập đoàn Điện lực…) có ý kiến làm rõ những vấn đề do Thanh tra Chín phủ nêu, Thủ tướng có ý kiến mới là kết luận cuối cùng.

“EVN là DNNN nên hoạt động của Tập đoàn, ngoài Bộ Công thương còn có sự kiểm tra, giám sát của các Bộ, ngành khác theo thẩm quyền. Với vai trò Bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động điện lực nói chung và quản lý EVN nói riêng, sau khi có ý kiến kết luận của Thủ tướng, Bộ Công thương sẽ kiên quyết chỉ đạo xử lý sai sót (nếu có) của EVN do nguyên nhân chủ quan” – ông Hoàng khẳng định.

Đối với những bất cập do nguyên nhân khách quan hoặc do cơ chế, Bộ Công thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng để có các giải pháp khắc phục phù hợp.

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cũng trình bày nhiều nội dung về vấn đề minh bạch giá bán điện. Cụ thể, trong các năm 2009 – 2012, Bộ đã trình Thủ tướng phê duyệt các quy định vê cơ chế điều chỉnh giá bán điện; cơ cấu biểu giá; quy định về kiểm tra và công khai giá thành sản xuất kinh doanh điện hàng năm.

Nhằm minh bạch thị trường điện, sớm bỏ độc quyền kinh doanh điện, ông Hoàng cho biết, Bộ Công thương đã và đang xây dựng, phát triển thị trường điện các cấp độ với mục tiêu đảm bảo an ninh cung cấp điện, thu hút vốn đầu tư vào ngành điện, từng bước xóa bỏ bao cấp độc quyền trong ngành điện, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phát triển ngành điện bền vững.

Cùng với quá trình này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trình bày, việc cải tổ ngành điện, tái cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Điện lực VN – một trong những điều kiện tiên quyết cho việc đưa thị trường điện vào hoạt động cũng được khẩn trương thực hiện để đảm bảo vận hành thị trường thị trường điện đạt hiệu quả quả cao. Về nguyên tắc, với tính chất độc quyền tự nhiên, khâu truyền tải điện sẽ được nhà nước giữ độc quyền để đảm bảo an ninh cung cấp điện theo quy định tại luật Điện lực. Các khâu phát điện, phân phối điện, bán lẻ điện sẽ được tiếp thục thị trường hóa nhằm thu hút, đa dạng hóa nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Người đứng đầu Bộ Công thương khẳng định, quá trình từng bước giảm tính độc quyền kinh doanh điện, tái cấu trúc ngành điện đã đạt được một số bước tiến quan trọng: TCty truyền tải điện quốc gia được thành lập năm 2008 do nhà nước sở hữu 100% vốn. 5 TCty điện lực thành lập năm 2010 sẽ độc lập trong giai đoạn bán buôn cạnh tranh (dự kiến thực hiện từ 2015). Với 3 TCty phát điện được thành lập năm 2012, hoạt động hạch toán độc lập, trong thời gian tới sẽ tách độc lập hoàn toàn và được cổ phần hóa theo yêu cầu của Chính phủ.

Đối với Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, trong giai đoạn tiến tới vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, Trung tâm này sẽ được chuyển đối theo hướng thành đơn vị hạch toán độc lập 100% vốn nhà nước với chức năng vận hành hệ thống điện và thị trường điện, qua đó đảm bảo tính độc lập không trùng lợi ích với các đơn vị bán và mua điện.

Trong thời gian tới, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cúu xây dựng mô hình tổ chức của các đơn vị trong thị trường điện và lộ trình tái cơ cấu ngành điện từng bước vững chắc, phù hợp với chiến lược phát triển nganh điện.

Đối với việc thực hiện quy định về kiểm tra, công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện, tổ công tác kiểm tra (gồm đaịn diện Bộ Công thương, Tài chính, LĐ-TB&XH, MTTQ, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng) đã thực hiện kiểm tra thực tế tại Tập đoàn. Hiện, Tổ công tác đang hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra năm 2012. Bộ trưởng Công thương cam kết, sau khi có kết quả kiểm tra, Bộ sẽ tổ chức họp báo công khai giá thành sản xuất kinh doanh điện. Việc công khai tiêu chí liên quan đến giá thành điện không chỉ là công việc của riêng Bộ Công thương vào EVN.

P.Thảo

Chuyên mục: Vĩ Mô

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *