Thời sự 21/11/2018 14:35

Ham hợp đồng dễ dãi, doanh nghiệp Việt dễ bị lừa khi ký đơn xuất khẩu

Theo Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), tính đến nay VIAC đã tiếp nhận và xử lý hơn 1.500 vụ kiện, trong đó hơn 50% vụ liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa (hơn 50% hợp đồng xuất nhập khẩu).

Theo VIAC, phần lớn những vụ kiện cáo liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với nước ngoài, chưa thẩm tra năng lực của đối tác hoặc thiếu kinh nghiệm xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng, dẫn đến nhiều vụ kiện, tranh chấp xảy ra.

Cảnh báo nhiều doanh nghiệp Việt bị lừa khi xuất hàng sang nước ngoài

do không xem kỹ hợp đồng

Tổ chức VIAC cho biết, phần lớn doanh nghiệp Việt dính vào các cuộc kiện cáo đều chưa thẩm tra năng lực của đối tác hoặc thiếu kinh nghiệm xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng, dẫn đến nhiều vụ kiện, tranh chấp xảy ra...

Sau khi ký hợp đồng với phương thức thanh toán đổi chứng từ và bên bán đã gửi hàng theo cam kết, công ty Maroc này không lấy hàng, bỏ mặc hàng lưu kho với mức phí hàng ngày tại Maroc rất cao nhằm mục đích ép giá, gây thiệt hại và đẩy DN xuất khẩu vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.

Công ty trên có văn phòng giao dịch tại Tây Ban Nha và người đứng tên giao dịch là Mohamed Tuhami. Trụ sở công ty này đặt tại một thành phố ở miền núi phía Bắc của Maroc, nhưng thường xuyên đóng cửa. Số điện thoại gửi cho đối tác xuất khẩu hầu như không liên lạc được, không phát sinh cước.

Hiện tại, một số DN Việt Nam đã gặp khó với công ty này. Do vậy, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc khuyến cáo các DN xuất khẩu không giao dịch với công ty Maroc nêu trên để tránh thiệt hại. Đồng thời, các DN cũng nên lưu ý tìm hiểu, xác minh kỹ lưỡng đối tác, đàm phán các điều khoản hợp đồng chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro.

Ông Châu Việt Bắc - Phó Tổng Thư ký VIAC cho biết: “Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng hàng năm, điều đó cũng có nghĩa là rủi ro, tranh chấp hợp đồng trong xuất nhập khẩu cũng tăng. Cụ thể, trong năm nay, các vụ kiện tại VIAC tăng khoảng 15%. Về lĩnh vực mua bán hàng hóa, chiếm 46% (đặc biệt trong đó mua bán hàng hóa quốc tế chiếm đến 61%, tăng hơn những năm trước)”.

Theo LS Bắc, một trong những vấn đề phổ biến mà các DN thường tìm đến VIAC để nhờ hỗ trợ, đó là việc DN bị rủi ro do không tìm hiểu thông tin đối tác, không tìm hiểu kỹ hợp đồng. Điển hình, đó là trường hợp của một DN ở ĐBSCL xuất khẩu mặt hàng thơm đông lạnh sang một đối tác tại Mỹ. Khi DN xuất khẩu ra nước ngoài, đối tác đã thanh toán tiền hàng theo yêu cầu của bên bán, với chỉ định thanh toán bằng email.

Tuy nhiên, sau khi xác minh thì phát hiện người thụ hưởng số tiền đó không phải là DN bán hàng tại Việt Nam mà một công ty ở Trung Quốc... Với vụ này, trong hợp đồng 2 bên cung cấp, có liên quan đến người thụ hưởng, thì DN Mỹ cung cấp không có thông tin người thụ hưởng. (Điều đó có nghĩa rằng, trong quá trình thực hiện hợp đồng DN mua hàng khi nhận một chỉ định thanh toán của bên người bán, họ có thể chuyển tiền vào bất kỳ tài khoản nào theo yêu cầu của bên bán).

Theo VIAC, thời gian qua cũng có rất nhiều DN xuất khẩu, chủ yếu là ngành hàng nông sản đã trở thành nạn nhân của hợp đồng mẫu. Thông thường, những hợp đồng mẫu chủ yếu do nhà nhập khẩu đưa ra bảo vệ quyền lợi cho chính họ.

Thế nhưng, có không ít DN Việt Nam khi giao kết các hợp đồng mẫu, hầu như không xem kỹ những nội dung trong các hợp đồng mà dễ dàng chấp nhận ký. Dẫn đến một số rủi ro xảy ra liên quan đến tiêu chuẩn giao dịch giữa các bên trong các ngành hàng đó hoặc liên quan đến những vấn đề pháp lý.

Tại Việt Nam, thời hiệu khởi kiện đối với luật dân sự quy định 3 năm, đối với luật thương mại là 2 năm. Nhưng trong những hợp đồng mẫu, có khi thời hiệu khởi kiện tính đơn vị bằng tháng, thậm chí bằng ngày. Như vậy, nếu DN Việt Nam bị đối tác vi phạm và đi kiện thì rõ ràng DN Việt đúng, nhưng lại hết thời hiệu khởi kiện nên thua.

An Linh

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *