Thời sự 04/10/2019 11:50

Doanh nghiệp mong muốn Chính phủ cấp phép mobile money

Tại Diễn đàn Cấp cao Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ông Lê Đăng Dũng, Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viettel đã kiến nghị Chính phủ nhanh chóng cấp phép mobible money (dịch vụ tiền điện tử trên di động).

Ông này ch biết, Chính phủ cần tạo cơ chế cho doanh nghiệp thực hiện đầu tư mạo hiểm theo đúng nghĩa chấp nhận mạo hiểm chứ không phải dự án phức tạp như bây giờ. 

Ông Dũng cho rằng, Việt Nam cần có hạ tầng viễn thông xây dựng đi trước một bước, có đầy đủ điều kiện pháp lý để xây dựng mạng 4G và 5G, giờ cấp phép nhanh, kịp thời nhanh gọn, không nên nặng thu ngân sách, cân đối giữa các doanh nghiệp mà theo nguyên tắc doanh nghiệp nào mạnh đi trước.

Ông Lê Đăng Dũng, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel

Cơ sở dữ liệu dân cư cũng cần giao cho doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính thực hiện dự và Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm giám sát.

Hiện, đề án thí điểm mobile money đang được Ngân hàn Nhà nước lấy ý kiến và đang được Chính phủ xem xét thông qua. Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, hai doanh nghiệp được đặt hàng làm thử nghiệm mobile money là Viettel và VNPT.

Cũng tại Diễn đàn, nói về vấn đề nóng đang gây chú ý dư luận gần đây liên quan đến đô thị thông minh, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đô thị thông minh đang được triển khai theo hướng trăm hoa đua nở.

Ông này cho rằng, vấn đề của Hà Nội, TP.HCM, Huế để xây dựng đô thị thông minh hiện nay là cấp bách công số các tiêu chuẩn, quy chuẩn, danh mục ứng dụng CNTT, thuê dịch vụ CNTT, quản lý dữ liệu, khung kiến trúc ICT cho đô thị thông minh, cơ chế thí điểm.

"Nếu làm được tốt, chúng ta lấy mẫu hình thí điểm để nhân rộng", ông Hùng nói.

Cũng theo đại diện của Bộ Xây Dựng tại Diễn đàn, hiện cả nước có 30 đô thị thông minh được lập kế hoạch, đề án và bắt tay xây dựng. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là con số khá nhiều và khó quản lý.

Tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là yêu cầu khách quan của tiến trình phát triển của xã hội. Nếu không có Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cũng phải quyết tâm thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước. 

"Suy cho cùng Cách mạng công nghiệp 4.0 là con người. Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn biến khó lường. Do vậy, cần con người sẵn sàng tận dụng thời cơ, sẵn sàng thích ứng với những thay đổi đó", Phó Thủ tướng nhắc.

An Linh

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *