Thời sự 17/01/2018 10:47

Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam có hơn 38.000 tỷ tạm thời nhàn rỗi

Tính đến ngày 31/12/2017, tổng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đã đầu tư đạt 38.372,4 tỷ đồng (tăng 22,4% so với năm 2016), chủ yếu được đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.

Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 mới đây của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam.

Báo cáo cho biết, tính đến ngày 31/12/2017, có 1.275 tổ chức tín dụng được cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, bao gồm 93 ngân hàng và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1 ngân hàng Hợp tác xã, 4 tổ chức tài chính vi mô…

Nhìn chung, các tổ chức tham gia đã thực hiện nghiêm túc việc tính và nộp phí theo quy định. Trong năm 2017, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam đã thực thu 5.866,7 tỷ đồng từ các tổ chức tham gia, tăng 970 tỷ đồng (19,8%) so với năm 2016.

Tính đến ngày 31/12/2017, tổng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đã đầu tư đạt 38.372,4 tỷ đồng (tăng 22,4% so với năm 2016), chủ yếu được đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.

Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam cho biết đang tập trung nghiên cứu phương án mua trái phiếu dài hạn của các tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ các tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua.

Tại Việt Nam, hệ thống Bảo hiểm tiền gửi được thành lập từ năm 1999 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2000 với hạn mức chi trả tối đa ban đầu là 30 triệu đồng. Đến năm 2005, hạn mức chi trả tối đa được nâng lên mức 50 triệu đồng và được áp dụng cho tới giữa năm 2017.

Với quy định mới, kể từ ngày 5/8/2017, người gửi tiền được chi trả bảo hiểm tiền gửi một mức chung là 75 triệu đồng cho tất cả các hạn mức gửi tiền trong trường hợp ngân hàng phá sản.


Nguyễn Khánh

Chuyên mục: Thời sự

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *