Thời sự 02/12/2014 07:13

VBF đề nghị lùi thời hạn hiệu lực Thông tư 36

FICA - Điều này nhằm để Việt Nam phát triển thị trường trái phiếu tránh lặp lại bài học của những năm 2008-2009 khi lãi suất trái phiếu tăng vọt từ 7% lên 21-25%

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 36 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài và có hiệu lực từ ngày 1/2/2015.

Tại Thông tư này, Điều 17.6 quy định tỷ lệ tối đa so với nguồn vốn ngắn hạn mà chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng thương mại được mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ là 15% và 35%.

Nhóm công tác ngân hàng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cho biết, đánh giá cao mục đích của NHNN về quy định các tỷ lệ giới hạn nguồn vốn ngắn hạn được dử dụng để cho vay dài hạn. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhóm chuyên gia, Điều 17 không phù hợp với hiệp ước Basel II và III, theo đó, yêu cầu các NH có thể nắm giữ một lượng lớn TPCP nhiều nhất có thể.

Thêm nữa, các NH có lẽ là bên mua TPCP (nếu không muốn nói là duy nhất) và quy định này có thể sẽ tác động tiêu cực đến kế hoạch của Chính phủ trong việc huy động vốn để giải thâm hụt ngân sách trong năm tới.

Theo Phụ lục 3, Thông tư 36, TPCP là tài sản có tính thanh khoản cao nhất chỉ sau tiền mặt và được sử dụng để tính toán khả năng chi trả cho những trường hợp pháp sinh theo điều 15. Thêm nữa, NH luôn sử dụng TPCP để xin NHNN tái cấp vốn.

Nhóm chuyên gia hiểu rằng, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay dài hạn có mục đích chính là xử lý nguồn vốn dài hạn để cho vay trung và dài hạn cũng như đầu tư tư dài hạn vào TPCP. Đồng thời, nội dung “mua, đầu tư TPCP” dược hiểu là đầu tư vào TPCP với 2 điều kiện: Các TPCP được giữ cho đến khi đáo hạn và; Kỳ hạn còn lại của TPCP phải dài hơn 1 năm.

Hơn nữa, nếu TPCP là tài sản có thanh khoản và NH nước ngoài có quy rình nghiệp vụ từ thị trường đến thị trường phù hợp để thực hiện hoạt động mua bán trái phiếu làm thế nào các NH có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để mua trái phiếu có thể bị bán bất kỳ lúc nào. NH phải làm gì với nguồn vốn dài hạn nếu trạng thái trái phiếu bằng 0.

Về mặt quản lý thanh khoản, theo nhóm chuyên gia, đây là cách làm thiếu an toàn, không hiệu quả đối với NH. Ngay cả khi NHNN quan tâm đến vấn đề thanh khoản trái phiếu thì cũng cần phải có một tỷ lệ riêng cho từng kỳ hạn TP. Ví dụ, kỳ hạn TP là 8 tháng nhưng NH không thể sử dụng 100% vốn của kỳ hạn 8 tháng để huy động TP.

Ngoài ra, trường hợp TPCP giữ đến ngày đáo hạn, nhóm công tác ngân hàng VBF hiểu rằng, tỷ lệ theo điều 17.6 sẽ được tính sau khi thanh toán nguồn vốn trung và dài hạn. Nhóm công tác đề nghị NHNN làm rõ nội dung này.

Đồng thời, Nhóm cũng đề nghị NHNN cho biết lý do, phải có một tỷ lệ mới cho chi nhanh NH nước ngoài và chi nhanh NHTM trong nước. Đồng thời muốn biết vì sao hệ số này chỉ là 15% đối với NH nước ngoài trong khi cần bảo đảm bảo nguyên tắc đối xử công bằng để khuyến khích mọi thành phần thị trường, đặc biệt khi các chi nhánh nước ngoài đang tham gia góp phần phát triển thị trường nợ của Việt Nam.

Liên quan đến điều 17.5 tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hạn để cho vay trung và dài hạn quy định tối đa là 60%, nhưng theo ý kiến của Nhóm chuyên gia về điểm (d), đề nghị NHNN cho phép NH được tự quyết định nên sử dụng nguồn vốn của NH để mua TP hay mua tài sản dài hạn.

Thời gian TT sẽ có hiệu lực vào 1/2/2015, Nhóm Công tác ngân hàng VBF cho rằng, thời hạn này là quá gấp để các NH chuẩn bị kịp tình trạng thanh khoản có thể bị gây sốc cho thị trường do các NH phải giảm trạng thái phát hành trái phiếu trong một thời gian ngắn để đảm bảo chấp hành đúng quy định mới.

Để Việt Nam phát triển thị trường TP cần tránh lặp lại bài học của những năm 2008-2009 khi lãi suất TP tăng vọt từ 7% lên 21-25%, nhóm cũng đề nghị NHNN xem xét gia hạn thời gian hiệu lực thi hành TT 36.

Bích Diệp

Chuyên mục: Thời sự

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *