Thời sự 09/11/2013 14:01

Nguyên Tổng Giám đốc ALCII gọi “tham ô” là “xử lý nợ xấu“

Được gọi lên thẩm vấn đầu tiên, Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng Giám đốc ALCII) cho biết, từ năm 2004, Đặng Văn Hai là khách hàng của ALCII nên quen biết. Khi ALCII chuẩn bị cổ phần hóa thì lúc này tỉ lệ nợ xấu quá nhiều, không thể thực hiện cổ phần hóa. Vì vậy, Hảo đã bàn với Hai giúp xử lý nợ xấu bằng cách ký hợp đồng cho thuê và cung ứng tài sản để “rút” tiền của ALCII ra đảo nợ.

Trong phần thẩm vấn vụ tham nhũng xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II (ALCII), chủ tọa phiên tòa, HĐXX, Viện Kiểm sát và các Luật sư đặt ra nhiều câu hỏi cho lần lượt 10 bị cáo có mặt tại phiên tòa, công bố lời khai của bị cáo Khương Minh Hiệp (vắng mặt vì bị bệnh) cũng như xét hỏi tất cả những người liên quan, nguyên đơn dân sự ALCII về các tình tiết của vụ án.

 

“Rút ruột” Nhà nước hàng trăm tỷ bằng hợp đồng khống

Được gọi lên thẩm vấn đầu tiên, Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng Giám đốc ALCII) cho biết, từ năm 2004, Đặng Văn Hai là khách hàng của ALCII nên quen biết. Khi ALCII chuẩn bị cổ phần hóa thì lúc này tỉ lệ nợ xấu quá nhiều, không thể thực hiện cổ phần hóa. Vì vậy, Hảo đã bàn với Hai giúp xử lý nợ xấu bằng cách ký hợp đồng cho thuê và cung ứng tài sản để “rút” tiền của ALCII ra đảo nợ.
 
Song song việc ký hợp đồng với Hai, Hảo còn nhờ Lê Văn Phong (nguyên Tổng Giám đốc Cty CP Hàm Rồng), Phạm Minh Tuấn (nguyên Giám đốc Cty TNHH Thương mại dịch vụ Xuân Việt) và Khương Minh Hiệp (nguyên Giám đốc Cty CP Đại Phú Gia) phối hợp với Hai giúp xóa nợ xấu.
Hảo thừa nhận từ tháng 4/2008 đến tháng 3/2009 đã trực tiếp hoặc chỉ đạo cấp dưới ký tổng cộng 10 hợp đồng khống rút tiền của ALCII 795,235 tỉ đồng. “Trong số các hợp đồng trên, có hợp đồng nào thực chất có hàng hóa bàn giao cho ALCII?” - Chủ tọa hỏi. Hảo đáp: “Có quá nhiều hợp đồng nên bị cáo không nhớ, nhưng hầu hết là rút tiền đảo nợ”.
 
Cáo trạng truy tố Hảo cố ý làm trái thông qua việc ký các hợp đồng khống gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 386 tỉ đồng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi 3,95 tỉ đồng và tham ô gần 80 tỉ đồng. Hảo chỉ thừa nhận hành vi cố ý làm trái và lợi dụng chức vụ quyền hạn hưởng lợi 3,95 tỉ đồng còn kêu oan về tội tham ô.
 
Hảo trình bày, trước khi xảy ra vụ án này, Hảo có ký hợp đồng cho thuê tài chính cho Lê Văn Phong vay 37 tỉ đồng làm thủy điện ở Thanh Hoá. Sau đó, dự án này bị nợ xấu, xử lý bán hết tài sản cũng có nguy cơ không thể thu hồi hết nợ nên Hảo vay Lê Văn Khoa 27 tỉ đồng đưa cho Phong để giải quyết các khó khăn và có cơ hội thu hồi công nợ.
 
Lúc này, Phong cũng đang thực hiện Dự án khu căn hộ Trường An (Bình Dương) nhưng thiếu vốn để hoàn tất thủ tục có chủ quyền đối với mảnh đất này trong khi Khoa đòi nợ gắt gao. Vì vậy, Hảo dùng uy tín cá nhân vay của Lê Đoàn Tám (Giám đốc Cty TNHH Đóng tàu Đại Dương, Hải Phòng) 60 tỉ đồng để trả nợ Khoa và đầu tư vào Dự án Trường An nhằm lấy dự án này.
Hảo khai: “Bị cáo làm vậy không phải vì hùn hạp làm ăn cá nhân với Phong mà muốn lấy được chủ quyền để triển khai dự án này để sau này bán đi thu hồi nợ cho ALCII”.
 
Đổ tội cho doanh nghiệp không có khả năng nhập khẩu
 
Trong khi các bị cáo khác thừa nhận hết hành vi phạm tội thì Đặng Văn Hai liên tục loanh quanh và chối tội. Vừa được gọi lên thẩm vấn, Đặng Văn Hai nói ngay: “Các hợp đồng bị cáo ký là thật, không có cái nào khống hết ạ”. Theo Hai, giữa Hai và ALCII ký tổng cộng 6 hợp đồng cho thuê tài chính và 2 hợp đồng cung ứng tổng cộng 5 cái cần cẩu và 1 cái xáng hút. “Có cái cẩu nào nhập về Việt Nam?” - chủ tọa hỏi.Hai đáp nhanh: “Có”.
 
Theo Hai, đã nhập được 1 cái cẩu về Việt Nam, tuy nhiên sau đó hỏi kỹ thì cái cẩu này là của Cty Hồng Hoàng được Hai mượn chứng từ cạo sửa, nâng giá và tên DN nhập khẩu để ALCII giải ngân 93 tỉ đồng. Lúc này, Hai thay đổi lời khai cho rằng nhờ Hồng Hoàng ủy thác nhập khẩu.
Viện kiểm sát dẫn chứng lời khai của ông Nguyễn Tiến Là thì hoàn toàn ngược lại (xem trong cáo trạng). “Còn cái cẩu thứ 2, tàu chở cẩu trên đường nhập khẩu về Việt Nam bị bão nên phải quay về Nhật. Cty của bị cáo đang tiến hành đàm phán mua cái cẩu thứ 3 nhưng ALCII không giải ngân tiếp nên đành ngưng lại”- Hai khai.
 

Về việc sở hữu trong tay 7 DN và tại sao phải dùng chính DN của mình làm nhà cung ứng, trong khi DN khác của mình làm bên có nhu cầu thuê, Hai khai: “Tôi có 7 DN nhưng đó không phải là DN con mà là tôi chiêu mộ nhân tài phát triển Cty. Việc sử dụng DN trong nhóm cung ứng tài sản là vì không có DN nào có khả năng nhập khẩu được!”.

Theo Phong Trần
Pháp luật

Chuyên mục: Thời sự

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *