Thời sự 27/01/2018 08:08

Nguy cơ nào từ yêu cầu thu hồi hơn 6.126 tỷ đồng trong đại án Phạm Công Danh?

Tại phiên toà xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) – giai đoạn 2, trong Bản luận tội của vị đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố trình bày ngày 22/1/2018 có kiến nghị thu hồi hơn 6.126 tỷ đồng từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank để khắc phục hậu quả, trong đó, khoản tiền từ BIDV là hơn 2.550 tỷ đồng. Kiến nghị này có cơ sở pháp lý thuyết phục không và sẽ làm ảnh hưởng ra sao đến hoạt động của hệ thống ngân hàng?


Phạm Công Danh cùng các đồng phạm tại phiên tòa

Phạm Công Danh cùng các đồng phạm tại phiên tòa

Nguy cơ thu nợ đúng thành sai

Kết luận Giám định của Ngân hàng Nhà nước đã xác định rõ: Việc BIDV thực hiện thu hồi nợ là đúng quy định của pháp luật và thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng, tức mà mặc nhiên thừa nhận nguồn tiền thu nợ từ tài khoản của chính các khách hàng vay là hợp pháp.

Nếu đặt vấn đề xem xét tính hợp pháp của nguồn trả nợ có nghĩa là, bất cứ việc thu hồi nợ nào của tổ chức tín dụng (TCTD) từ tài khoản của khách hàng cũng đòi hỏi phải chứng minh nguồn tiền trả nợ là hợp pháp. Đó là yêu cầu bất hợp lý, trái với quy định của pháp luật ngân hàng .

Việc không truy hồi các nguồn tiền đã thu nợ một cách hợp pháp là phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo sự an an toàn tối thiểu cho các TCTD (kể cả các TCTD nước ngoài).

BIDV đã thu nợ của12 Công ty do VNCB giới thiệu một cách hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật, hợp lệ theo đúng thông lệ thị trường trong nước và quốc tế. Nếu lật lại vấn đề,thì sẽ gây nguy cơrất lớn cho thị trường tài chính tín dụng, đặc biệt sẽ cản trở hoạt động thu hồi nợ nói chung, nợ xấu nói riêng. Cho vay thì phải thẩm định, xem xét kỹ lưỡng, nhưng nếu thu nợ cũng phải điều tra, xác minh để chọn đúng tiền thu thì sẽ là chuyện đánh đố, trong khi pháp luật không có quy định rằng ngân hàng buộc phải biết nguồn gốc của số tiền trả nợ.

Nguy cơ xâm phạm nghiệm trọng quyền lợi Nhà nước

Xét từ phía BIDV, các khoản tiền thu nợ đã được phân bổ theo các cấu phần thu nhập, chi phí theo pháp luật. Trong số đó, bao gồm nhiều khoản đã chi trong năm 2014, 2015 như: Trả tiền gửi, trả lãi tiền gửi huy động từ dân cư, chi trả lãi vay, chi nộp thuế, chi trả cổ tức cho cổ đông (trong đó có cổ đông lớn nhất là nhà nước).

Tất cả các khoản tiền thu nợ và việc phân bổ chi phí nêu trên đã được thực hiện hạch toán kế toán theo đúng quy định của pháp luật kế toán và ghi nhận tại các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hằng năm (do các công ty kiểm toán quốc tế có uy tín thực hiện) đảm bảo tính khách quan và công khai minh bạch quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu đặt ra vấn đề trả lại thì việc giải quyết hệ quả của các giao dịch, hạch toán nêu trên như thế nào?

Các khoản vay đều được bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp theo đúng quy định. Do khách hàng vay đã trả được nợ, nên BIDV đã tất toán khoản vay từ năm 2014 và giải chấp các tài sản bảo đảm. Nếu thu hồi số tiền đã thu nợ thì khoản vay đang từ có đầy đủ thành không có tài sản bảo đảm. Nguy cơ nhãn tiền là sẽ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước, cổ đông chiếm 95% vốn cổ phần tại BIDV.Không những thế, việc này còn kéo theo rất nhiều hệ lụy pháp lý rắc rối liên quan.

Nguy cơ trái pháp luật 

Theo nguyên tắc của pháp luật, vụ việc cố ý làm trái xảy ra tại VNCB, trong đó các cán bộ, nhân viên VNCB đóng vai trò quyết định trong việc phạm tội cũng như gây ra thiệt hại cho VNCB, thì trước hết và cuối cùng Ngân hàng này phải gánh chịu hậu quả. Các ngân hàng khác không thể chịu thay trách nhiệm cho VNCB, dù các cán bộ, nhân viên liên quan của họ có sai phạm, vì chỉ có vai trò phụ,thứ yếu. Nếu chịu thay thì sẽ trái với nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự.

Toàn bộ số tiền mà BIDV đã thu nợ là từ tài khoản của chính các công ty đã mở tại BIDV, chứ không phải từtiền gửi của VNCB khi đó cũng đang gửi cầm cố tại BIDV. Do đó, việc thất thoát của VNCB phải được thu hồi từ chỗ khác, nơi đã thực sự sử dụng và chiếm đoạt tiền của VNCB.Nếu phảitrả lại thì việc này sẽ trái với các nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng,…

Ngoải ra, trong vụ án nêu trên, thiệt hại của VNCB xảy ra trước khi NHNN mua bắt buộc và do chính sai phạm của VNCB, của những người quản lý điều hành gây nên. Đó cũng chinh là lý do mà bị cáo Phạm Công Danh đã phải chuyển quyền sở hữu ngân hàng (tư cách cổ đông) cho Nhà nước. Lật lại vấn đề này, thì sẽ gây ra những hệ luỵ phức tạp liên quan pháp luật kiểm toán, kế toán, ngân hàng, doanh nghiệp,…

Cuối cùng, cho dù ngân hàng nào và những sai có sai phạm, nhưng qua hồ sơ vụ án, Cáo trạng, cũng như kết quả xét hỏi công khai tại Phiên toà đã cho thấy rõ một điều, việc thu nợ của 3 Ngân hàng nói chung, của VNCB nói riêng, chỉ là đòi lại tiền mà họ đã cho vay, tức tiền của chủ sở hữu cuối cùng đã được trả về cho chính chủ sở hữu. Nếu tiền của chính 3 Ngân hàng cho vay lại phải mang bồi thường cho VNCB thì trái với nguyên tắc tín dụng có vay có trả, đồng thời cũng trái với nguyên tắc xử lý vật chứng của vụ án hình sự.

Như vậy, nếu phải thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng của 3 ngân hàng (trong đó có 2.550 tỷ đồng của BIDV) tại Phiên toà xét xử vụ án Phạm Công Danh xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) theo đề nghị của Viện kiểm sát sẽ tạo ra những nguy cơ lớn cho hoạt động tín ngân hàng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nướcvà trái với nhiều quy định pháp luật.

Nếu phải thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng của 3 ngân hàng (trong đó có 2.550 tỷ đồng của BIDV) tại Phiên toà xét xử vụ án Phạm Công Danh xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) theo đề nghị của Viện kiểm sát sẽ tạo ra những nguy cơ lớn cho hoạt động tín dụng ngân hàng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước và mâu thuẫn với nhiều quy định pháp luật.

Đức Thanh

Chuyên mục: Thời sự

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *