Thời sự 29/05/2014 11:02

Luật sư cho rằng không có cơ sở quy kết tội đối với bị cáo Cang

Hôm nay (29/5) phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận của các luật sư.

10h15: Theo luật sư Đức, việc Huyền Như nhận tiền là đưa về cho Vietinbank. Tiền gửi chỉ mất khi rút khỏi Vietinbank. 

Tại Công văn số 2642 của Vietinbank báo cáo nội dung kiến nghị về vụ xử Huyền Như, cho thấy, sau khi sự việc xảy ra, Vietinbank đã rà soát lại số tiền gửi. Kết quả không thấy có bất kỳ rủi ro nào, ngoại trừ trường hợp thỏa thuận ngoài hợp đồng với Huyền Như.

Việc gửi tiền vào Vietinbank không sai, không sơ sở, không để tội phạm lợi dụng. Chỉ có sơ hở duy nhất là Huyền Như đã đánh tráo hợp đồng. Điều này thống nhất với lời khai của Huyền Như tại tòa. Ông Đức dẫn lại lời Huyền Như: “Thực tâm lúc đầu tôi không có ý định dùng tiền này vào mục đích cá nhân, nhưng vào giữa năm 2011, do áp lực nợ nần nên phải sử dụng số tiền này”.

 
Luật sư Trương Thanh Đức

Luật sư Đức dẫn lời đại diện Vietinbank trả lời tại Tòa, cũng cho rằng, quy trình ký hợp đồng là hợp lệ, ngoại trừ điều không có trong hợp đồng (thỏa thuận lãi suất). Mọi sự chỉ phát sinh sau khi tiền đã vào tài khoản của Vietinbank.

Việc trách nhiệm của chủ tài khoản, theo văn bản pháp luật, tổ chức hoạt toán theo dõi theo giấy báo dư tài khoản. Như vậy họ có trách nhiệm hoạch toán, theo dõi số dư để sử dụng tiền của mình đang gửi ngân hàng.

Vietinbank phải trả lại tiền cho ACB vì đã nhận tiền gửi, đã hoạch toán, sử dụng tiền gửi… như đối với nhiều khách hàng khác. "Vietinbank đã chủ quan, dễ dãi để tội phạm có thể rút tiền ngon lành tiền của khách hàng", ông Đức nói.

Ông Đức tiếp tục nhấn mạnh: Việc mất tiền của Vietinbank là do Huyền Như lừa đảo rút tiền, và Vietinbank lấy tiền của ACB để đắp vào.

Kết luận và kiến nghị, luật sư Đức cho rằng, ACB có căn cứ pháp lý không có thiệt hại, xác định ACB là nguyên đơn dân sự là vi phạm pháp luật. ACB không yêu cầu các bị cáo bồi thương thiệt hại.
 

10h05: Tiếp tục tranh luận, ông Đức cho rằng Ngân hàng Vietinbank có trách nhiệm trả 718 tỷ cho ACB vì tiền đã được gửi vào hệ thống ngân hàng Vietinbank.

Tại công văn số 2614 của Tổng giám đốc Vietinbank nêu, số dư tài khoản của nhân viên ACB tại ngân hàng Vietinbank không bị phong tỏa, số tiền tiếp tục sinh lãi. Nên số tiền ày là hợp pháp đối với pháp luật


9h55: Đến lượt luật sư đại diện cho Ngân hàng ACB, ông Trương Thanh Đức thực hiện quyền tranh luận tại tòa.

Ông Đức dẫn cáo trạng cho rằng, ACB bị thiệt hại hơn 1.400 tỷ đồng. Chính thiệt hại này đã truy tố hàng loạt nguyên lãnh đạo ACB và ACB là nguyên đơn dân sự của vụ án.

Theo ông Đức, ACB tham dự phiên tòa không phải là nguyên đơn dân sự, ACB chưa thiệt hại số tiền 687 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu. Đối với số tiền 718 tỷ, ACB đang khởi kiện yêu cầu Vietinbank hoàn trả. ACB cũng không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tư cách nguyên đơn đối với một pháp nhân, có phải là nguyên đơn hay không thì phải có ý chí của nguyên đơn gồm ý chí, và thiệt hại của chủ thể khách quan. Từ phân tích này ông Đức cho rằng, Ngân hàng ACB chưa hội đủ yếu tố là nguyên đơn dân sự.

Với số tiền thiệt hại 687 tỷ đầu tư cổ phiếu, việc này ACB và công ty chứng khoán ACBS có văn bản có ý kiến ACBS không đầu tư vào cổ phiếu ACB. Như vậy ACBS không mua trực tiếp ACB mà hợp tác với ACI và ACI HN nên họ mới chịu trách nhiệm.

ACB không bị thiệt hại số tiền 687 tỷ đồng như cáo trạng đã nêu. ACB cũng không yêu cầu ai bồi thường thiệt hại. Pháp luật không thể bắt ACB phải bị thiệt hại và phải yêu cầu bồi thường.

Đối với số tiền 718 tỷ đồng, đó là nhận định không đúng pháp luật, không đúng căn cứ. ACB không làm trái pháp luật vì NHNN chưa có hướng dẫn ủy thác.

Phần tranh luận của luật sư đại diện Ngân hàng ACB bị gián đoạn liên tục mất tín hiệu.

9h30: Bổ sung bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa về tội Cố ý làm trái, luật sư Vũ Xuân Nam nhấn mạnh, về hành vi ủy thác tiền gửi. Luật sư Nam nói: “Điều kỳ lạ là cơ quan điều tra không có động thái thu hồi số tiền 718 tỷ đồng bị chiếm đoạt, khác với động thái thu hồi số tiền 264 tỷ đồng mà bầu Kiên bị quy kết là lừa đảo để chiếm đoạt của tập đoàn Hòa Phát”. 
 
Theo luật sư Nam trong một số hồ sơ vụ án, một lượng tiền lớn chiếm đoạt đã được thu hồi đã được thu hồi, trong khi kết luận thì bảo số tiền này bị Huyền Như chiếm đoạt. Phân tích thêm, ông Nam cũng cho rằng, tiền của Vietinbank mới là mục tiêu để Huyền Như nhắm tới. 
8h55: Luật sư Kiều Vũ Thị Uyên cho rằng, đối với quyết định cấp hạn mức 700 tỷ đồng để đầu tư cổ phiếu, đây là hoạt động nằm trong hàng loạt chủ trương khác của ACB, nhưng không có chủ trương cấp tiền cho ACBS mua cổ phiếu ACB. Việc mua cổ phiếu, bị cáo Cang không có bất kỳ động thái nào trong việc mua cổ phiếu ACB.
 
"Bầu Kiên” cùng các bị cáo cố ý làm trái, lừa đảo ra sao?

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, trong vụ án này, cơ quan điều tra còn làm rõ các:  Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến. Căn cứ vào tài liệu chứng cứ đã thu thập được có đủ cơ sở xác định: Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty ACBI đã chỉ đạo Trần Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty ACBI ký hợp đồng thế chấp 22.497.000 cổ phần Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát cho Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc Công ty ACBI phát hành trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng tại Ngân hàng ACB, mặc dù chưa được sự đồng ý giải chấp của Ngân hàng ACB và Công ty ACBS nhưng Nguyễn Đức Kiên vẫn chỉ đạo Trần Ngọc Thanh (Giám đốc) và Nguyễn Thị Hải Yến (Kế toán trưởng) lập khống Biên bản họp Hội đồng quản trị, lập khống Quyết định của Hội đồng quản trị thể hiện chủ trương Công ty ACBI bán 20.000.000 cổ phần Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát cung cấp cho Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát tin tưởng là Công ty ACBI đang quản lý và sở hữu 20.000.000 cổ phần Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát, chưa chuyển nhượng và không có tranh chấp hoặc thực hiện bất kỳ nghĩa vụ bảo đảm với bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào(xem thêm)
 
 

Theo bà Uyên, đối với việc ủy thác tiền gửi, việc ủy thác gửi tiền trước năm tháng 1/2011 là không sai. Việc gửi tiền sau năm 2011 dù đúng, dù sai cũng không liên quan đến bị cáo Cang vì thời điểm đó ông Cang đã không còn là thường trực HĐQT ACB và chuyển sang làm việc tại Ngân hàng khác. Ông Cang cũng không được hỏi tham gia ý kiến. Việc này cũng được ông Trần Xuân Giá xác nhận với luật sư.

Ngay cả trong trường hợp xác định ông Cang vẫn là thành viên HĐQT của ACB sau tháng 1/2011, dù việc gửi tiền không đúng là không đúng với thời điểm (sau năm 2011) chứ chủ trương, Nghị quyết về gửi tiền là không sai ở thời điểm năm 2010.
 
Bà Uyên cũng nói rằng, việc quy kết bị cáo Cang là đồng phạm là không có cơ sở, vì đồng phạm là nhiều người, cùng chung ý chí, góp phần vào việc thực hiện tội phạm.


8h40: Luật sư Kiều Vũ Thùy Uyên – bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Phạm Trung Cang tiếp tục phần bào chữa.

8h35: Bào chữa cho hành vi đầu tư cổ phiếu ngân hàng ACB, luật sư Tuấn nói, các bị cáo không phạm tội.

Đối với hành vi của bị cáo Kỳ, theo luật sư Tuấn, kết luận luận tội của VKS vẫn còn thiếu cơ sở, vì việc hợp tác đầu tư cổ phiếu không bàn về việc đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB. 

Đối với việc ký hợp tác đầu tư giữa Công ty Chứng khoán (ACBS) và Công ty Cổ phần đầu tư Á Châu (ACI) và chi nhánh của công ty này tại Hà Nội (ACI-HN) thực hiện từ lâu. Việc này không vi phạm pháp luật.

Việc hợp tác đầu tư cổ phiếu có tính thanh khoản cao giữa các doanh nghiệp là chuyện bình thường… Cùng với một số lập luận tại tòa và một số căn cứ của các đồng nghiệp (mà ông Tuấn nói là không muốn nhắc lại), ông Tuấn khẳng định, bị cáo Lê Vũ Kỳ không phạm tội.

8h25: HĐXX  tiếp tục phần tranh luận của luật sư Phùng Anh Tuấn-người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Lê Vũ Kỳ.

8h20: HĐXX bắt đầu làm việc.

8h05: Các bị cáo có mặt tại Tòa từ rất sớm. Hiện phiên Tòa vẫn chưa tiếp tục.

Ngày hôm qua (28/5) phiên tòa xét xử bầu Kiên và các đồng phạm tiếp tục với phần bào chữa của luật sư cho các bị cáo tại tòa.

 

Bị cáo Phạm Trung Cang

Tại phần bào chữa của luật sư đối với các hành vi phạm tội của bầu Kiên, các luật sư đều cho rằng, bầu Kiên không có tội.

 

Đặc biệt đối với hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, các luật sư đều nhất loạt khẳng định, việc truy tố các bị cáo theo điều 165 Bộ luật hình sự là không có cơ sở, vì hậu quả chưa xảy ra, số tiền 718 tỷ đồng của Ngân hàng ACB bị Huyền Như chiếm đoạt hiện vẫn còn ở Ngân hàng Vietinbank.

 

Hôm nay (29/5) phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận.

 

Mức án đề nghị của VKS đối với các bị cáo:

 

1./. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (50 tuổi, nguyên chủ tịch hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB): 30 năm tù giam.

 

2./. Bị cáo Lê Vũ Kỳ (58 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 7-8 năm tù giam.

 

3./. Bị cáo Trịnh Kim Quang (60 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 6-7 năm tù giam

 

4./. Bị cáo Phạm Trung Cang (60 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 3 năm tù cho hưởng án treo

 

5./. Bị cáo Lý Xuân Hải (49 tuổi, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng ACB): 12-14 năm tù giam

 

6./. Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (56 tuổi, nguyên thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 3 năm tù cho hưởng án treo.

 

7./. Bị cáo Trần Ngọc Thanh (62 tuổi, nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội): 9-10 năm tù giam.

 

8./. Bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (45 tuổi, nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội): 7-8 năm tù giam.

 

 

Theo Việt Đức

VOV

Chuyên mục: Thời sự

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *