Đời Sống 04/01/2014 09:30

Bạn có mua hàng siêu giả giá 1.500 USD?

Các chuyên gia cho rằng nhà thiết kế hàng “siêu giả” hạ đo ván hàng thiệt bằng các túi xách gần như giống hệt với hàng thiệt – kể cả giá – đang tràn ngập thị trường mùa mua sắm đang diễn ra.


Hàng siêu giả thường được cất trong kho và khi có yêu cầu sẽ được chào hàng. Ảnh: TLCK



Trong khi hàng giả trên vỉa hè giá từ 25 – 50 USD, người mua đang chi từ 500 – 1.500 USD trở lên cho hàng siêu giả. Mặc dù giá còn mắc, họ vẫn bán được khoảng 20% hàng so với hàng thật giá thật. Bất chấp các chuyên gia gợi ý xem xét tỉ mẩn các chi tiết như đường chần số dòng chỉ và các ngăn bên trong của một chiếc túi, tem nóng bên trong và kiểu dáng so với hàng gin, hàng siêu giả có thể thách thức cả những con mắt đã qua đào tạo.

“Thuật ngữ “siêu giả” được đặt ra vì về cơ bản hàng giả này tốt hơn so với thứ bạn có thể tin cậy,” tác giả cuốn Cơn sốt mặc cả Mark Ellwood trả lời hãng ABC News. Đưa một túi xách giả kiểu này cho một chuyên gia về túi xách và hỏi, “Đây là thật hay giả?” Họ không thể trả lời được.

Phóng viên ABC News đã bí mật đến đường Canal của thành phố New York để tìm chiếc túi xách thuyết phục họ nhất. Trong khi phần lớn hàng hoá trưng bày trên đường, hầu hết hàng siêu giả thường được để kín đáo phía sau cửa hàng hoặc giấu phía sau các bức tường. Muốn lấy hàng phải có yêu cầu cụ thể. Sau khi từ chối nhiều mẫu hàng được cho là tuồn ra từ nhà máy, phóng viên được chào hàng đặc biệt: một túi Chanel đen cỡ 77,7cm. Người bán hàng giấu tên đòi giá 600 USD, và cô bớt xuống còn 430 USD. Giá bán lẻ túi Chanel thiệt khoảng 5.000 USD so với hàng giả đường phố 30 – 40 USD.

Các chuyên gia cảnh báo rằng thị trường chợ đen túi xách giả có thể có ý nghĩa rộng hơn so với hành vi xâm phạm quyền tác giả đơn thuần – và đó là một tội hình sự không có nạn nhân.

“Chắc chắn có bằng chứng đó là tội phạm có tổ chức; đó là tội phạm cung cấp tiền cho bọn khủng bố”, GS Suasan Scafidi, đại học Fordham, giải thích. “Và điều đó dẫn đến mọi loại lạm dụng lao động, kể cả lao động trẻ em. Tôi nhớ mình đã đi vào một nhà máy lắp ráp ở Thái Lan cách đây vài năm và thấy sáu hoặc bảy em nhỏ, tất cả đều dưới mười tuổi, ngồi bệt trên sàn lắp ráp các túi xách tay giả bằng da”, một điều tra viên được phóng viên Dana Thomad dẫn lời nói trong cuốn sách của bà: Hàng cao cấp hào nhoáng như thế nào.



Theo Thảo Nguyên
SGTT

Chuyên mục: Đời Sống

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *